Thị trấn Mù Cang Chải: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2010 | 9:10:32 AM
YBĐT -Thành lập từ năm 1998, đến nay thị trấn Mù Cang Chải (Mù Cang Chải) có 10 tổ dân cư, trong đó 2 tổ chuyên sản xuất nông nghiệp, còn lại là bán nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ cùng một số ngành nghề khác. Do đất sản xuất nông nghiệp ít, địa phương lại không nằm trong diện được hỗ trợ từ các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng đặc biệt khó khăn nên việc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân còn gặp khó khăn.
Với vị trí địa lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thị trấn đặt ra mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Qua quá trình thực hiện, đến năm 2010 thương mại - dịch vụ chiếm 60%, nông nghiệp 20%, còn lại là các thành phần kinh tế khác.
Đối với nông nghiệp đã tập trung lãnh đạo nhân dân sản xuất 2 vụ, tăng cơ cấu giống mới có năng suất, chất lượng cao kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào gieo trồng. Đất ít song thị trấn phấn đấu vụ mùa cấy hết 30ha, năng suất đạt 50tạ/ha; vụ đông xuân cấy 22ha, năng suất đạt 60tạ/ha. Đồng thời trồng 20ha ngô, chú ý diện tích ngô nếp đặc sản có giá trị kinh tế, hàng hoá cao. Vì vậy, tổng sản lượng lương thực quy thóc hằng năm đã đạt 401 tấn. Đồng thời trồng gối vụ 8ha rau màu nhằm phát triển nguồn thực phẩm sạch, giá trị bán ra thị trường đạt 50 triệu đồng/ha, tổng thu nhập đạt 400 triệu đồng/năm. Thị trấn còn tiến hành thí điểm diện tích cao sản 40 triệu đồng/ha nhằm, bước đầu thí điểm 5ha sau 3 năm thực hiện cho thấy hiệu quả đã được nâng lên rõ rệt, là tiền đề để thị trấn tiếp tục mở rộng diện tích bằng việc tiếp tục đưa các giống cây củ, quả chất lượng cao cùng một số giống hoa vào trồng thí điểm. Bên cạnh đó,, thị trấn còn vận động nhân dân áp dụng thả xen canh cá lúa, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp. Tổng đàn gia súc hiện có là 153 con, lợn hơi xuất chuồng đạt 80 tấn/năm và gia cầm đạt 4 tấn/năm.
Về kinh doanh dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, thị trấn xác định là mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế địa phương nên đã tạo mọi điều kiện để mở mang. Với thuận lợi có quốc lộ 32 chạy qua cùng khu chợ trung tâm huyện lỵ là đầu mối giao thương nên đã có 78 hộ đăng ký kinh doanh - thương mại, hàng các nơi nhập về đáp ứng yêu cầu thiết yếu trong đời sống của nhân dân địa phương và thu gom sản phẩm nông nghiệp đưa tới các thị trường khác trong tỉnh, tổng lưu chuyển hàng hoá đạt 5 tỷ đồng/năm. Sắp tới thị trấn sẽ đề nghị mở rộng chợ trung tâm và mở thêm chợ xép ở khu phố I, đây là điều kiện tốt góp phần đa dạng các loại hình kinh doanh, thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển.
Trong mục tiêu đến năm 2015, Đảng bộ thị trấn cũng đề ra phấn đấu tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 2 tỷ đồng/năm và bình quân thu nhập đầu người 15 triệu đồng/người/năm. Vì vậy, phát triển các doanh nghiệp, các hợp tác xã, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu nhập là vấn đề luôn phải quan tâm. Từ 3 cơ sở sản xuất ban đầu, hiện nay toàn thị trấn đã phát triển lên 31 doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngành nghề cũng hết sức đa dạng: mộc dân dụng, rèn đúc, gò hàn, sửa chữa xe máy, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng... Có doanh nghiệp còn mạnh dạn đầu tư vốn ra ngoài địa bàn để mở rộng trồng rừng, xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động của các cơ sở sản xuất này tương đối ổn định, hiệu quả và thường xuyên tạo việc làm cho trên 200 lao động của địa phương.
Thu nhập tăng lên, đời sống ổn định là điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp tiền của, công sức xây dựng kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo. Năm 2009 đã hoàn thành xoá nhà dột nát cho 65 hộ nghèo; làm 5 nhà sinh hoạt cộng đồng; bê tông hoá 600m tuyến đường liên thôn tổ 9 và 10; sửa chữa nâng cấp đoạn đường từ quốc lộ 32 vào Trường tiểu học Kim Đồng... Ngoài ra, nhân dân trong thị trấn còn tích cực đóng góp cùng Nhà nước mở rộng tuyến đường vành đai từ cầu cứng đến cuối thị trấn, nâng cấp tuyến đường nội huyện, xây kè 2 bên bờ suối Nậm Kim và một số công trình theo quy hoạch thị trấn đến năm 2020. Càng ngày bộ mặt đô thị càng đổi mới, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục - đào tạo, văn hoá thể thao cũng được chú ý và giành nhiều thắng lợi. Thị trấn đang cố gắng vươn lên xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện Mù Cang Chải.
N.H
Các tin khác
Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ và Đề án Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB), với 2 phương án: hoặc thành lập ngay Quỹ BTĐB hoặc lùi lại sau 5 - 10 năm nữa.
Trong thời gian qua, tình trạng một số mặt hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất tồn đọng quá lâu ở một số cảng, gây ách tắc đối với việc giao nhận hàng và làm ảnh hưởng đến môi trường.
YBĐT - Ngày 19/ 9/ 2010, tại xã An Bình, huyện Văn Yên, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình cầu Trái Hút. Các đồng chí Hoàng Xuân Lộc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Hoàng Thương Lượng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo huyện Văn Yên đã đến dự và cắt băng khánh thành công trình trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân các dân tộc trong huyện.
Sáng 18/9, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh bánh trung thu trên phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm) và cơ sở sản xuất bánh Đức Hiền (tại 199 Thụy Khuê, Tây Hồ) đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm.