Cần đẩy mạnh phát triển GTNT miền núi

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/9/2010 | 3:00:24 PM

YBĐT - Thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, mạng lưới giao thông, đặc biệt là mạng lưới GTNT miền núi (GTNT – MN) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được đầu tư xây dựng, mở mới. Qua đó đã góp phần đắc lực để các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Đường Trạm Tấu - Bắc Yên (Sơn La) là công trình giao thông lớn tạo thế phát triển về kinh tế - xã hội cho vùng cao.
Đường Trạm Tấu - Bắc Yên (Sơn La) là công trình giao thông lớn tạo thế phát triển về kinh tế - xã hội cho vùng cao.

Việc phát triển giao thông đã được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương nên đã huy động được sự tích cực tham gia hưởng ứng của nhân dân. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng nhiều nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn Chương trình 135, vốn vay nước ngoài (WB, ADB)… các huyện, thị xã, thành phố đã huy động mọi nguồn lực của địa phương tập trung đầu tư hệ thống GTNT. Từ phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” qua nhiệm kỳ đã có 1.500 km đường tới các xã, thôn, bản được nâng cấp, cải tạo, mở mới. 

Đến nay, 180/180 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã thông được nền đường ô tô đến trung tâm,  một số xã đã kiên cố hoá được mặt đường và công trình thoát nước đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi. Mạng lưới GTNT trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 5.694,3km với mật độ bình quân 1,21km/1km2. Trong đó: đường huyện có 80 tuyến với 826,4  km, đường xã 2.575,5 Km, đường thôn, bản 2.292,4 km.

Một trong những địa phương có phong trào làm đường giao thông mạnh thời gian qua là huyện vùng cao Trạm Tấu. Qua 5 năm, tổng nguồn vốn huy động cho sự nghiệp giao thông của huyện đạt 2.24,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 3,5 tỷ đồng, tương đương 109.000  ngày công lao động để làm đường. Toàn huyện đã mở mới 64 km đường ô tô đến thôn bản, mở mới 340 km đường liên thôn bản, như đường Bản Mù - Làng Nhì, Phình Hồ- Làng Nhì, Tà Xi Láng…

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển GTNT-MN nhưng đường GTNTMN trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hoàn chỉnh về mật độ, cấp hạng kỹ thuật. Hiện nay cấp hạng kỹ thuật đường huyện, đường xã chủ yếu là đường ô tô cấp A cấp B với 1.902,5 km, chiếm 56%, đường chưa được vào cấp là 1.365 km, chiếm 40,1%. Các tuyến đường đến trung tâm các xã mới kiên cố được 290,7 km chiếm 35%.

Theo thống kê loại đường tốt là 282,3 km chiếm 8,3%; loại đường trung bình 718,4 km chiếm 21%, còn lại là loại đường xấu và rất xấu 2401,1 km, chiếm 70,7%. Bên cạnh đó, hệ thống còn thiếu nhiều công trình thoát nước, đặc biệt là các công trình cầu qua sông, suối lớn. Nhiều công trình cầu, cống và nhiều tuyến đường sau nhiều năm đưa vào khai thác đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phương tiện tham gia giao thông, phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hoá trên địa bàn. Vấn đề là do khối lượng lớn, địa hình hiểm trở, địa chất thuỷ văn phức tạp, việc huy động nguồn lực cho công tác quản lý, bảo trì còn hạn chế nên nhiều công trình giao thông xuống cấp; một số địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào vốn đầu tư của Nhà nước...

Để tạo động lực thúc đẩy phát triển, đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì hệ thống GTNT Yên Bái cần có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy cùng các giải pháp về huy động nguồn vốn, cần có sự quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTNT phù hợp với điều kiện hiện nay để GTNT thực sự là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác phát triển kết cấu hạ tầng GTNTMN. Cần đầu tư có hiệu quả tránh chồng chéo, phải làm đi, làm lại. Các tuyến trước khi lập dự án đầu tư phải thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu khai thác để chọn kết cấu mặt đường  cho hợp lý. Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, ưu tiên sử dụng vật liệu mới, tận dụng triệt để vật liệu hiện có tại địa phương để giảm giá thành xây dựng và huy động được sức đóng góp của nhân dân. Nghiên cứu áp dụng các kết cấu mặt đường quá độ vào xây dựng đường GTNT MN như mặt đường gia cố vôi, đất gia cố với xi măng, cát gia cố xi măng, đá dăm, vữa xi măng, vữa vôi v.v...

Do việc phát triển các tuyến đường GTNT sẽ ảnh hưởng tới môi trường vì vậy việc lập dự án đầu tư cần phải được xem xét kỹ để giảm thiểu tác động tới môi trường tự nhiên và hạn chế ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường do quá trình thi công gây ra. Khi các tuyến đường, công trình giao thông hoàn thành cần được quản lý, bảo dưỡng thường xuyên để khai thác có hiệu quả.

        P.V

Các tin khác

Ông Nguyễn Quốc Ánh - quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin hôm qua cho biết, tính đến nay công ty mẹ của tập đoàn đã giải ngân 400 tỉ đồng hỗ trợ cho các đơn vị thành viên để duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Diamond Blue được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận sử dụng động cơ do Honda Sundiro sản xuất.

Ngay sau khi Honda Việt Nam lên tiếng phủ nhận liên hệ giữa động cơ Diamond Blue và Honda, Cục Đăng kiểm Việt Nam đưa thông tin khẳng định điều ngược lại. >>>Xe máy “hồn” Honda, “da” LX do... Vinashin lắp ráp

Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới sáng 23.9 tiếp tục tăng kỉ lục trong phiên thứ năm liên tiếp, đưa giá vàng trong nước lên mức cao mới: trên 30,3 triệu đồng/lượng.

Dây chuyền sản xuất gạch EG5 của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Yên Bái.

YBĐT - Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng (VLXD) Yên Bái là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh VLXD đã được chuyển đổi sang công ty cổ phần từ năm 2005 đến nay. Mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục