Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa: Chính sách đồng hành cùng người dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2010 | 8:09:49 AM

YBĐT - Qua gần 3 năm thực hiện, toàn tỉnh Yên Bái đã có 441 hộ tham gia chương trình chăn nuôi hàng hóa (dự kiến năm 2010 có 135 hộ), đảm bảo các tiêu chí nhận hỗ trợ từ chương trình, trong đó có 202 trang trại nuôi lợn thịt, 113 trang trại nuôi lợn nái và 126 trang trại nuôi gia cầm với tổng số tiền hỗ trợ tới trên 10 tỷ đồng.

Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Yên Bái. Tỉnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách mạnh để khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ nghèo. Đặc biệt là từ khi UBND tỉnh ra Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định một số chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 – 2010 đã tạo ra "cú hích" cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Hiệu quả từ chính sách kích cầu của tỉnh

Theo đánh giá chung của những người có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi hàng hóa của tỉnh thì Quyết định 09/2008 của UBND tỉnh đã góp phần nâng tầm các hộ chăn nuôi trong tỉnh và chính sách này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa. Trong đó có chính sách ưu tiên phát triển các trang trại chăn nuôi hàng hóa xây dựng mới, với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/lứa và cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô 20 nái sinh sản; hỗ trợ 10 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô 1.000 con/lứa.

Qua gần 3 năm thực hiện, toàn tỉnh đã có 441 hộ tham gia chương trình chăn nuôi hàng hóa (dự kiến năm 2010 có 135 hộ), đảm bảo các tiêu chí nhận hỗ trợ từ chương trình, trong đó có 202 trang trại nuôi lợn thịt, 113 trang trại nuôi lợn nái và 126 trang trại nuôi gia cầm với tổng số tiền hỗ trợ tới trên 10 tỷ đồng. Trong 2 năm 2008 – 2009 đã chăn nuôi được khoảng 800 lứa lợn thịt, với tổng sản phẩm trên 5.000 tấn thịt lợn hơi, trong đó chăn nuôi có lãi chiếm tới 71% số lứa thu hoạch.

Thực tế cho thấy, chính sách hỗ trợ này là một “cú hích” mạnh để nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi so với sản xuất nông lâm nghiệp của Yên Bái và được các cấp, các ngành và người chăn nuôi nhiệt tình hưởng ứng.  Chính vì vậy, ở Yên Bái đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn ( từ 200 – 1000 con) như trang trại của các bà Nguyễn Thị Tuyết ở phường Đồng Tâm thành phố Yên Bái, trang trại của anh Nguyễn Tất Thắng ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, Tổng Công ty Hòa Bình Minh (TP Yên Bái) bà Lưu Thị Thanh Bắc, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng luôn chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi trâu, bò ở vùng cao, hỗ trợ đồng bào vùng cao về giống vốn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ nông dân từ trồng cỏ, dự trữ rơm khô cho đàn gia súc trong mùa đông đến hỗ trợ xây dựng các chuồng chăn nuôi gia súc tập trung.  Nếu như trước đây, người dân vùng cao chủ yếu chăn nuôi gia súc theo hình thức thả rông thì đến nay, đồng bào đã biết làm chuồng trại, tích cực  trồng cỏ bằng các giống cỏ như: cỏ voi, cỏ VA 06, cỏ Guatemala…

Ngoài ra, UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ra quyết định thành lập Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để tư vấn hỗ trợ và giúp đỡ người chăn nuôi. Chính vì vậy, tổng đàn gia súc chính của tỉnh bình quân tăng 4,33%/ năm, tổng đàn gia cầm tăng 5,34 %/năm. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2010 gấp 7,27 lần so với năm 2005, chiếm 25 % giá trị sản xuất nông nghiêp.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển chăn nuôi hàng hóa tại Yên Bái cũng gặp không ít những khó khăn cần tháo gỡ. Bà Lưu Thị Thanh Bắc - chủ trang trại chăn nuôi ở thị trấn Cổ Phúc cho biết: Để phát triển chăn nuôi một cách bền vững thì cần tập trung giải quyết được những khó khăn về vốn vay cho sản xuất và thị trường tiêu thụ. Bà Bắc lý giải: Với mô hình trang trại chăn nuôi  lợn có quy mô từ 250 - 300 con/ lứa thì người chủ trang trại cần phải có vốn để đặt mua thức ăn chăn nuôi trực tiếp tại nhà máy sản xuất, hạn chế mua qua trung gian để giảm bớt chi phí, việc tiếp cận với các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi và cách phòng bệnh cho đàn gia súc cũng là một điều khá nan giải, gây tâm lý lo lắng cho người chăn nuôi.

Thêm vào đó, giá lợn hơi lên, xuống thất thường, người chăn nuôi không nắm vững được các thông tin thị trường nên thường rơi vào cảnh bị động khi xuất bán sản phẩm và thường bị tư thương ép giá. Do đó, cần tạo điều kiện tốt nhất để người chăn nuôi  tiếp cận được với các nguồn vốn vay, huy động được các nguồn vốn vay trong nhân dân và các thành phần kinh tế khác để đảm bảo nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất. Có cơ chế hỗ trợ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi để kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường...

Những khó khăn mà bà Bắc gặp phải cũng là khó khăn chung của các hộ chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Mục tiêu của tỉnh trong 5 năm tới là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn. Trong đó, cần tạo sự chuyển biến căn bản trong phát triển chăn nuôi và thủy sản.

Phát triển nhanh các trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp ở vùng thấp và chăn nuôi nhốt hộ gia đình, trang trại nhỏ ở vùng cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tổng đàn gia súc chính tăng 5%; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp. Việc đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng cao trong giá trị nông nghiệp là đòi hỏi bức thiết và là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái cần tiếp tục có các chủ trương, cơ chế chính sách mạnh để khuyến khích phát triển chăn nuôi. Tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao và xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở vùng thấp, đồng thời tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình với tỷ lệ nạc cao.

Ông Nguyễn Thế  Sự - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tỉnh cho biết: Bên cạnh việc chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng doanh nghiệp thì cũng cần chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi tại các hộ gia đình ở các vùng nông thôn trong tỉnh, nơi chiếm gần 80 % tổng lượng đàn lợn và gắn với các vùng sản xuất lương thực.

Một yếu tố quan trọng nữa để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa là xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hình thức khép kín, nghĩa là người chăn nuôi cần chủ động về giống, vốn kỹ thuật, thực hiện việc giết mổ theo quy trình, đảm bảo sự liên kết có hiệu quả giữa “bốn nhà”. Đặc biệt trong thời gian tới cũng cần triển khai bảo hiểm nông nghiệp trong ngành chăn nuôi nhằm chia sẻ những khó khăn đối với người chăn nuôi. 

Mạnh Cường

Các tin khác

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện tại nước về các hồ thủy điện đã được cải thiện nên các nhà máy nhiệt điện vận hành tương đối ổn định. Theo đó, tình hình cung cấp điện trong thời gian tới cũng sẽ an toàn hơn.

Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT làm việc với UBND tỉnh và các ngành liên quan

YBĐT - Trong 2 ngày 6-7/11/2010, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Hứa Đức Nhị làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình hoạt động của các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Mặt hàng thiết yếu phải được niêm yết giá.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các địa phương thành lập ngay đoàn kiểm tra để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý giá, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/11/2010.

Theo nghị định 109/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 4-11 về kinh doanh xuất khẩu gạo, cơ chế điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trên thị trường được thực hiện trên cơ sở giá thóc định hướng bình quân từng vụ sản xuất, nhằm góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục