Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Cần hơn 681 nghìn tỷ đồng phát triển giao thông vận tải

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/11/2010 | 7:55:43 AM

Bộ GTVT vừa có Tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông do TƯ quản lý tại vùng giai đoạn 2011-2020 là hơn 681 nghìn tỷ đồng, trong đó đường bộ cần hơn 326 nghìn tỷ đồng, đường sắt hơn 168 nghìn tỷ đồng, đường biển hơn 88 nghìn tỷ đồng… Các công trình góp phần giải quyết ùn tắc, kết nối đồng bộ mạng lưới hạ tầng giao thông được xác định ưu tiên đầu tư gồm: Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương - Mỹ Thuận, Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành và Dầu Giây - Phan Thiết có quy mô từ 4 đến 8 làn xe. Bên cạnh đó là đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Dầu Giây - Đà Lạt, đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, đường liên cảng và nâng cấp quốc lộ hiện có.

Về đường sắt, đến năm 2015 sẽ nghiên cứu nâng cấp tuyến Trảng Bom - Bình Triệu theo hướng cải tạo tuyến và xây dựng trên cao nhằm tránh ùn tắc trong đô thị theo quy mô đường đôi khổ 1,435m, xây dựng đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và đường sắt nối vào cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh.

Về đường biển, xây dựng, nâng cấp công suất cảng Hiệp Phước, Cái Mép - Thị Vải, Tân Cảng - Cái Mép; mở rộng luồng tàu đến một số cảng như Cái Mép, Thị Vải, Hiệp Phước.

Về hàng không, xây dựng sân bay Long Thành với 2 đường cất - hạ cánh, nhà ga để hỗ trợ Tân Sơn Nhất khi quá tải. Theo Bộ GTVT, các dự án ưu tiên đến năm 2015 nói trên cần khoảng 287 nghìn tỷ đồng đầu tư, trung bình mỗi năm hơn 57 nghìn tỷ đồng.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Giám đốc  Nguyễn Văn Tuyền đang giới thiệu về dây chuyền sản xuất nước tinh khiết.

YBĐT - Bước sang năm 2010, theo kế hoạch thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) phấn đấu nâng con số này lên 54 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm giữa tháng 11, giá trị sản xuất công nghiệp mới chỉ đạt 40 tỷ đồng, bằng 74,1% và dự ước cả năm cũng chỉ đạt 46 - 48 tỷ đồng.

Một số hộ dân xã Nậm Lành vẫn khai thác gỗ tự nhiên về làm nhà.

YBĐT - Văn Chấn là huyện rộng, có diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ quý hiếm, lại là huyện "cửa ngõ" và cũng là nơi trung chuyển lâm sản từ các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao của huyện Văn Yên đổ về. Do vậy, tình trạng khai thác, chặt phá, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép luôn được coi là "điểm nóng" so với các huyện, thị khác.

Đồng bào Mông Cao Phạ thu hoạch lúa.

YBĐT - Do trình độ dân trí hạn chế, tập quán canh tác còn lạc hậu, điều kiện sản xuất vùng cao khắc nhiệt nên những năm qua, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Giới thiệu thiết bị điện tiết kiệm năng lượng tại TP Hồ Chí Minh.

Công tác tuyên truyền tiết kiệm điện (TKĐ) ở ta gần như chỉ được chú trọng vào những thời kỳ thiếu điện. Mà theo lẽ thông thường, khi thiếu điện, giải pháp hữu hiệu nhất là cắt giảm tải để bảo vệ hệ thống. Vì vậy, việc tuyên truyền vào những thời điểm này dễ làm người dân hiểu rằng, nếu cần tiết kiệm ngành điện cứ việc cắt điện theo… lịch luân phiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục