Mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD thủy sản vào năm 2020
- Cập nhật: Thứ ba, 7/6/2011 | 8:03:18 AM
Bộ NN&PTNT còn định hướng đến 2020 thuỷ sản sẽ tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
|
Theo Chương trình xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2015 và định hướng đến 2020 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự thảo, 10 năm nữa, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có thể đạt kim ngạch 8 tỷ USD.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, hiện chính sách vẫn chưa phù hợp với thực tiễn nghề nuôi, đặc biệt là với sản xuất giống. Vùng nuôi và khai thác chưa có phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự mất cân đối giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến. Vì vậy, nếu mục tiêu xuất khẩu thủy sản đặt ra cho năm 2020 là 8 tỷ USD thì cần đa dạng thêm đối tượng nuôi chủ lực để sản xuất công nghiệp giống như tôm và cá tra.
Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, những thách thức lớn nhất đối với Chương trinh xuất khẩu thủy sản giai đoạn tới là sự gắn kết giữa chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu còn lỏng lẻo; Tuyên truyền và xúc tiến thương mại chưa đạt kết quả cao; Quản lý chất lượng theo chuỗi sản phẩm với việc đưa ra các chứng chỉ về chất lượng ở mức cao nhất của thế giới chưa được tổ chức bài bản…. Đây là những thách thức hàng đầu phải vượt qua để đạt được mục tiêu đề ra.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn định hướng đến 2020 thuỷ sản sẽ tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản được quản lý theo tiếp cận hệ thống, chuyên nghiệp hiệu quả, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có thương hiệu, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế…
Về thị trường, sẽ giữ vững cơ cấu dựa trên ba trụ cột chính là EU - Nhật Bản - Mỹ, các thị trường này tiếp tục chiếm tỷ trọng 60- 65% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Song song với việc phát triển mạnh các thị trường tiềm năng như Đông Âu, ASEAN, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ cùng các thị trường đơn lẻ là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Australia…
Đối với nguyên liệu từ khai thác biển giữ ổn định ở múc 2 triệu tấn/năm. Trong đó khoảng 490.000 tấn cho chế biến xuất khẩu.
Thời gian tới, nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu sẽ là một chủ trương nhất quán để gia tăng xuất khẩu, tăng kim ngạch và giải quyết việc làm. Ước tính nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đến năm 2015 là khoảng 650.000 tấn.
Trong công tác phát triển thị trường, theo đề xuất sẽ tạo cơ chế cho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) lập quỹ trên cơ sở thu từ doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, truyền thông, tiếp thị, xây dựng hình ảnh cho các sản phẩm chủ lực. Phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm để mang lại giá trị gia tăng cho chuỗi sản xuất sản phẩm.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Ngày 6/6, Cục Thuế tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp với 25 đơn vị khối xây dựng và công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
YBĐT - Câu chuyện “thời sự” nhất ở Viêt Cường (Trấn Yên) những ngày này chính là bê tông hóa đường về thôn xóm.
Chính phủ sẽ tăng cường giám sát lương, các khoản thu nhập có tính chất lương của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước gồm Chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc và các chức danh khác...
Giá vàng thế giới đi lên giúp giá kim loại quý trong nước tăng 10.000 đồng/chỉ, lên sát ngưỡng 3,8 triệu đồng/chỉ trong phiên đầu tuần (6/6).