Văn Chấn: Đánh giá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn F1 GS8
- Cập nhật: Thứ tư, 20/7/2011 | 2:56:19 PM
YBĐT - Xã Sơn Lương, Trạm Khuyến nông Văn Chấn (Yên Bái) phối hợp cùng Công ty cổ phần Đại Thành tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai đơn F1 GS8.
Mô hình trình diễn ngô lai GS8 được triển khai vào vụ xuân năm 2011 trên địa bàn xã Sơn Lương với diện tích 5000 mét vuông, do Công ty cổ phần Đại Thành cung cấp giống, đã được Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất.
Sau 128 ngày đầu tư chăm sóc, ngô cho chiều cao trung bình từ 2,2 đến 2,3 m, chiều cao đóng bắp ở mức trung bình nên có khả năng chống đổ tốt; đạt từ 14 đến 16 hàng/ bắp, trọng lượng hạt lớn có màu sắc đẹp, lõi nhỏ, hạt sâu, năng suất ước đạt 12 - 14 tấn/ ha.
Qua theo dõi, một số loại sâu bệnh như sâu đục thân, bệnh GS8 có ưu điểm vượt trội hơn các giống ngô khác như cây sinh trưởng khỏe, chịu hạn và chống đổ tốt, năng suất cao. Từ những kết quả đó, thời gian tới, Công ty khô vằn xuất hiện trên giống ngô GS8 ở mức nhiễm nhẹ hơn so với các giống ngô khác.
Tại Hội thảo, bà con nông dân, các đại biểu nhất trí đánh giá giống ngô lai cổ phần Đại Thành sẽ tiếp tục mở rộng các mô hình trình diễn để người dân có điều kiện tiếp cận và đưa vào sử dụng giống ngô mới, qua đó tăng thu nhập cho người dân.
Phương Thảo
Các tin khác
YBĐT - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vừa tổ chức tập huấn cho hơn 100 người dân tại hai xã Nậm Khắt và Chế Cu Nha về kỹ thuật trồng và thâm canh cây sơn tra.
YBĐT - Vừa qua, tại xã Sơn Lương, Trạm Khuyến nông Văn Chấn (Yên Bái) phối hợp cùng Công ty cổ phần Đại Thành tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai đơn F1 GS8.
831 công trình thủy lợi tại 16 tỉnh miền núi phía Bắc vừa được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án quy hoạch nâng cấp, cải tạo, với tổng mức đầu tư trên 6.000 tỉ đồng.
YBĐT - Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thoát cảnh nghèo đói thậm chí giàu lên nhờ trồng tre lấy măng. Hiện, cây tre măng Bát độ đã và đang trở thành cây trồng chủ lực của xã vùng sâu này.