Cầu nối khoa học với nông dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2011 | 9:31:28 AM

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân xã Tân Thịnh và Câu lạc bộ đã phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về kỹ thuật trồng chè cành giống mới, nuôi ba ba, chăn nuôi lợn nái, trồng rừng... thu hút trên 200 lượt người tham gia.

Mô hình trồng dưa chuột Thái Lan của gia đình chị Đinh Thị Vui có hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng dưa chuột Thái Lan của gia đình chị Đinh Thị Vui có hiệu quả kinh tế cao.

Hình ảnh các thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông xã Tân Thịnh ngồi truy cập Internet đã trở nên quen thuộc với những người nông dân nơi đây. Đó chính là cách Ban chủ nhiệm tìm kiếm nhiều thông tin hữu ích về khoa học kỹ thuật tiên tiến để giới thiệu cho bà con áp dụng vào, trồng trọt, chăn nuôi.

Giúp các hội viên của Câu lạc bộ và nông dân trong xã được tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, chăn nuôi đồng thời phổ biến những biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi và cách lựa chọn cây, con giống tốt, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đã dành thời gian truy cập Internet tìm hiểu về những thông tin khoa học kỹ thuật hữu ích để phổ biến cho hội viên, nông dân.

Với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và những tài liệu, kiến thức khoa học kỹ thuật bổ ích đã được chuyển đến, phổ biến rộng rãi tới hội viên, nông dân để cùng học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Nhận thấy rõ lợi ích của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên từ 50 hội viên của ngày đầu thành lập, đến nay, Câu lạc bộ đã thu hút trên 80 hội viên. Các hội viên đã sôi nổi thi đua lao động, sản xuất cũng như tích cực tham gia những mô hình sản xuất mới. Nhiều hội viên đã trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi của xã, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Là hội viên Câu lạc bộ, chị Đinh Thị Vui ở thôn 3 Thanh Hùng là một trong những hộ gia đình đã nhanh nhạy tiếp thu, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật để xây dựng mô hình sản xuất mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chị là người đầu tiên trong xã mạnh dạn đưa giống dưa chuột Thái Lan vào trồng vụ ba. Tích cực tìm hiểu và áp dụng kiến thức về cách trồng, chăm sóc giống dưa này nên gia đình chị đã thu lợi nhuận rất cao.

Thời điểm hiện tại, ngày nào gia đình cũng thu hoạch 60 kg dưa, cho thu từ 350.000 đồng đến 420.000 đồng. Chị Vui chia sẻ: “Tham gia Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông của xã, tôi thấy mình hiểu biết thêm rất nhiều. Trước chỉ làm theo kinh nghiệm nhưng giờ thì tôi cũng như nhiều người dân địa phương đã có thêm kiến thức để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong trồng trọt, chăn nuôi”.

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân xã Tân Thịnh và Câu lạc bộ đã phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về kỹ thuật trồng chè cành giống mới, nuôi ba ba, chăn nuôi lợn nái, trồng rừng... thu hút trên 200 lượt người tham gia. Tân Thịnh được quy hoạch vùng trồng rau an toàn của thành phố trên diện tích chuyên canh 7 ha nên những kiến thức về trồng rau an toàn do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ tìm kiếm rồi phổ biến rộng rãi đã giúp các hội viên nắm chắc cách sản xuất rau an toàn như: nước tưới rau phải sạch, không sử dụng phân chuồng tươi và nước phân tươi, phun thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm đúng liều lượng...

Nhờ đó mà cây rau trên đất Tân Thịnh đã tạo được thương hiệu và cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, người dân địa phương ngày càng hiểu rõ, xây hầm bi-ô-ga sẽ giúp giữ vệ sinh môi trường tốt hơn cũng như tận dụng được nguồn chất thải nên đa số các gia đình đã đầu tư xây dựng.

Bác Nguyễn Văn An - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông xã Tân Thịnh cho biết: “Với mong muốn để Câu lạc bộ thực sự trở thành cầu nối giữa khoa học với người nông dân nên Ban chủ nhiệm luôn cố gắng tìm kiếm nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật hữu ích nhất, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân. Trong vụ sản xuất rau và dưa vụ đông, bình quân mỗi ngày, xã cung cấp cho thị trường trên 10 tấn, phục vụ nhu cầu của nhân dân thành phố và các xã lân cận. Đó là minh chứng rõ ràng nhất, hiệu quả nhất về việc người dân Tân Thịnh đã nắm chắc khoa học kỹ thuật, áp dụng đúng quy trình trồng trọt, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo đà cho sự phát triển kinh tế chung của địa phương”.

Thanh Chi

Các tin khác

Ngày 9-8, Cổng thông tin Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Bảo hiểm nông nghiệp - Chỗ dựa của nhà nông”. Để hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh, TP.

Ban lãnh đạo Nestlé công bố về dự án mới.

Chiều ngày 9/8, tại Hà Nội, tập đoàn Nestlé công bố đầu tư thêm 270 triệu USD xây dựng nhà máy cà phê mới, lớn nhất tại Việt Nam. Nhà máy mới đặt tại tỉnh Đồng Nai sản xuất NESCAFÉ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, sẽ đi vào hoạt động năm 2013.

Đoàn công tác của tỉnh Valdemarne thăm vùng chè Shan tuyết  xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn

YBĐT - Thực hiện chương trình hợp tác giữa hai tỉnh Yên Bái và Valdemarle ( Cộng hòa Pháp), trong 2 ngày 8 - 9/8 - 2011, đoàn công tác của tỉnh Valdermal do bà Clara Paolini - Cán bộ phòng các dự án tái cơ cấu và các ngành chiến lược thuộc Hội đồng tỉnh Valdermal làm trưởng đoàn đã đi thăm và tìm hiểu về cây chè và quy trình trồng, chế biến và bảo quản các sản phẩm chè của tỉnh Yên Bái.

Bà con thôn 9, xã Việt Thành (Trấn Yên) tham gia làm đường bê tông.

YBĐT - Về Việt Thành (Trấn Yên) hôm nay, chúng tôi được chứng kiến cuộc sống khởi sắc của người dân. Những con đường đất ngày xưa nay đã được bê tông hóa, nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát tạo nên một bộ mặt nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục