Khe Viễn “khát” điện
- Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2011 | 3:06:57 PM
YBĐT - Năm 1997, những hộ dân nghèo đầu tiên từ huyện Văn Chấn và xã Mỏ Vàng huyện Văn Yên đã về Khe Viễn định cư. Sau những ngày đầu vất vả khai hoang đất đai, đến nay 29 hộ dân với hơn 119 nhân khẩu đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Thế nhưng, đã 14 năm lập nghiệp trên vùng đất mới, các hộ dân này vẫn phải sống trong cảnh “đèn dầu, bếp củi” và nghèo đói.
Điện về vùng cao.
(Ảnh: Vương Trọng Phục)
|
Em Bàn Thị Sính sống ở thôn Khe Viễn, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã 11 năm nay kể từ khi em được sinh ra đến giờ chưa một lần được nhìn thấy ánh điện.
Các em cũng như đồng bào cả thôn chỉ ước ao có một ngày điện bừng sáng làng quê để được xem những chương trình, được tìm hiểu và học hỏi, khám phá những vùng đất xa xôi qua thông tin trên truyền hình. Em Sính tâm sự: “ Em cũng như các bạn nhỏ trong thôn rất mong muốn thôn sẽ được kéo điện lưới. Vì có điện lưới chúng em sẽ được xem ti vi, xem thời sự, xem hoạt hình và các chương trình thiếu nhi, sẽ có điện để học bài buổi tối và có quạt để quạt mát”.
Năm 1997, những hộ dân nghèo đầu tiên từ huyện Văn Chấn và xã Mỏ Vàng huyện Văn Yên đã về Khe Viễn định cư. Sau những ngày đầu vất vả khai hoang đất đai, đến nay 29 hộ dân với hơn 119 nhân khẩu đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Thế nhưng, đã 14 năm lập nghiệp trên vùng đất mới, các hộ dân này vẫn phải sống trong cảnh “đèn dầu, bếp củi” và nghèo đói. Nằm giữa những đồi quế tươi tốt nhưng thôn Khe Viễn vẫn là một thôn khó khăn nhất của xã Viễn Sơn. Thôn 100% hộ nghèo, 100% người dân trong thôn là đồng bào Dao, thôn không có điện, đường, trường, trạm, thiếu đất sản xuất.
Chị Triệu Thị Sơn - một người dân trong thôn cho biết: “Từ khi vào đây sinh sống đến giờ chúng tôi toàn dùng điện nước, đèn pin để phục vụ sinh hoạt gia đình. Học sinh học bài phải dùng đèn pin và đèn dầu thắp sáng. Tôi mong muốn Nhà nước quan tâm kéo đường điện vào phục vụ cuộc sống của người dân”. Không có điện cuộc sống của người dân ở thôn Khe Viễn gặp rất nhiều khó khăn. Người dân vẫn phải tốn công sức đào mương, lắp ống dẫn nước về đồng. Nếu thời tiết khắc nghiệt, gây hạn hán thì lúa của bà con coi như mất trắng, cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Từ thực tế này người dân đã nhiều lần đề nghị UBND xã nhiều lần làm tờ trình lên các ban ngành cấp trên xin kéo điện về thôn nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì. Ông Trần Nhật Đoàn - Phó chủ tịch UBND xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên cho biết: “Chúng tôi cũng đã có kế hoạch tới đây sẽ kết hợp với ngành điện lực huyện Văn Yên tận dụng dây điện và cột điện đã dỡ bỏ trong đợt nâng cấp vừa rồi ở xã để kéo điện về cho thôn Khe Viễn, giúp bà con trong thôn có điều kiện để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo”.
Hơn bao giờ hết, người dân thôn Khe Viễn đang rất mong sớm có nguồn điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt góp phần xoá đói giảm nghèo.
Mỹ Vân - Thuỳ An
Các tin khác
YBĐT - Từ tháng 3/2011, ba đơn vị Cục Thuế - Kho bạc Nhà nước - Ngân hàng triển khai chương trình thu ngân sách qua ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt cải cách và hiện đại hệ thống thu ngân sách Nhà nước.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, nếu xử nghiêm các ngân hàng huy động vượt trần lãi suất 14%/năm, theo Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành thì lãnh đạo các ngân hàng sẽ bị cách chức hết.
YBĐT - Sau nhiều vụ thất bát, năm nay các vườn nhãn của Văn Chấn (Yên Bái) lại trĩu quả nhưng niềm vui này không trọn vẹn khi mà giá 10kg nhãn không mua nổi 1kg thịt lợn. Đó là một thực tế đáng buồn của người trồng nhãn Văn Chấn.