Kiến nghị điều chỉnh cơ chế nhập khẩu đường
- Cập nhật: Thứ tư, 21/9/2011 | 8:22:20 AM
Hiệp hội Mía đường vừa có văn bản kiến nghị với Bộ Công Thương về cơ chế nhập khẩu đường năm 2012.
|
Theo đó, Hiệp hội Mía đường đã đưa ra hai đề xuất với Bộ Công Thương.
Thứ nhất, việc cấp phép nhập khẩu đường thời gian tới vẫn thực hiện nhưng chỉ cho phép thông quan sau khi kết thúc vụ ép mía.
Thứ hai, khi xảy ra thừa cung cục bộ ngắn hạn, đề nghị cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu một lượng đường hợp lý để giữ mặt bằng giá trong nước, sau đó cấp hạn ngạch nhập khẩu bổ sung ưu tiên cho các doanh nghiệp đã xuất khẩu trước đó. Lượng hạn ngạch nhập bằng đúng lượng đường đã xuất và cũng chỉ cho thông quan sau khi kết thúc vụ ép mía.
Giải thích về lý những kiến nghị trên, Hiệp hội Mía đường cho rằng, giai đoạn này, các doanh nghiệp mía đường rất khó tiêu thụ sản phẩm trong khi cần phải bán được sản phẩm đường để có vốn phục vụ sản xuất, trả tiền mía cho nông dân và ứng vốn đầu tư cho vụ kế tiếp. Ngoài ra, nguồn vốn thắt chặt, lãi suất tín dụng cao nên khó khăn cho các doanh nghiệp mía đường càng trầm trọng.
Trước đề xuất trên, người tiêu dùng và một số chuyên gia bày tỏ quan điểm không đồng tình và cho rằng, Hiệp hội Mía đường khá “khôn lỏi”.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nêu quan điểm, Bộ Công thương cần phải cân nhắc cẩn thận đề xuất này, không nên thông qua. Bộ Công thương đóng vai trò làm trọng tài khách quan, điều hành nhập khẩu như thế nào để vừa điều tiết được thị trường vừa có lợi cho người nông dân.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính khẳng định chịu trách nhiệm trước dân, nếu doanh nghiệp lỗ không kinh doanh được thì rút.
Theo dự thảo thông tư, các hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ có thể chịu thuế suất 10%.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục hỗ trợ dự án kỹ thuật "Phát triển thủy lợi vùng Trung và Đông bắc Đồng bằng sông Hồng" trị giá 1 triệu USD, trong đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ không hoàn lại 800 nghìn USD.
Với mục tiêu xây dựng thành phố theo hướng đô thị bền vững, phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2 vào năm 2015, thành phố Yên Bái đang tiến hành di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thị.