Giá cả tháng 9 tăng ít nhất trong năm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/9/2011 | 8:37:10 AM

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,82%, mức tăng thấp nhất trong 13 tháng, chủ yếu nhờ vào việc giá thực phẩm giảm sau nhiều tháng liên tục tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng thấp nhất trong 13 tháng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng thấp nhất trong 13 tháng.

Tổng Cục Thống kê vừa công bố một con số khá khả quan trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đang đối mặt với rất nhiều khó khăn: chỉ cố CPI tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước - mức tăng thấp nhất trong vòng 13 tháng qua.

Như vậy, chỉ số lạm phát đã là 16,63% trong 9 tháng đầu năm nay. So với tháng 9/2010, CPI tăng 22,42%.

 

Nhóm hàng "nhạy cảm" nhất trong rổ hàng hóa tính CPI là thực phẩm lần đầu tiên giảm 0,28% sau nhiều tháng liên tục tăng (tháng 5 tăng 3,53%, tháng 6 tăng 2,47%, tháng 7 tăng 3,2%, tháng 8 tăng 1,55%) được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn tới mức tăng chung thấp của CPI tháng 9.
 

Biểu đồ CPI qua các tháng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

 

Trong khi đó, dù 2 vựa lúa lớn của cả nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều được mùa, nhưng giá lương thực tháng 9 vẫn tăng 1,53%, hơn gấp 3 lần mức tăng của tháng 8. Điều này được giải thích do giá xuất khẩu tăng lên.

 

Chỉ số CPI tăng thấp là tín hiệu đáng mừng trong hoàn cảnh chính sách tiền tệ đang từng bước được nới lỏng, dù rất thận trọng. Điều này được hy vọng sẽ khiến chính sách giảm lãi suất của NHNN trở nên "dễ thở" hơn đối với các NHTM.

 

Con số 0,82% cũng phần nào phản ánh kinh tế vĩ mô đang có dấu hiệu sáng sủa hơn, khi tăng trưởng GDP quý 3/2011 theo ước tính đạt 6,14%, cao hơn mức 5,43% và 5,71% lần lượt của 2 quý trước đó.

Cũng có ý kiến nhận định đây là kết quả cho thấy chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ đã phát huy tác dụng, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng tổng phương diện thanh toán của 8 tháng đầu năm thấp, mở ra khả năng rút chỉ tiêu cả năm xuống thấp hơn so với ban đầu, lần lượt là 20% và 15-16%.

Tuy nhiên, mức tăng CPI 16,63% sau 9 tháng đầu năm cũng gây áp lực không nhỏ lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, vốn đã được "nới" không ít lần từ 15%, lên 17 rồi 18%. Dư địa cho 3 tháng còn lại, tính theo mục tiêu 18% chỉ còn 1,37%. Theo dự đoán mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lạm phát năm 2011 của Việt Nam sẽ là 18,7% trước khi hạ thấp xuống còn 11% trong năm 2012. Mức này vẫn cao hơn mục tiêu của Chính phủ Việt Nam, giữ mức lạm phát năm sau ở một chữ số.

Về bài toán chống lạm phát của Việt Nam, cả Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chuyên gia kinh tế trong nước đều cho rằng, vấn đề không chỉ nằm ở việc kéo hay không kéo lạm phát thực tế xuống thấp, mà cần phải loại bỏ lạm phát kỳ vọng thông qua những con số vĩ mô ổn định, rõ ràng và đáng tin cậy. Ngược lại, Chính phủ sẽ liên tục phải đối đầu với "cuộc chiến" chống lạm phát bằng những giải pháp mang tính tức thời, "chữa cháy".

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm và làm việc với Tổng công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp (dưới 9%) trong khi sản xuất tăng trưởng vẫn đạt trên 50% đang khiến ngành ximăng phải đối mặt với bài toán về hiệu quả sản xuất để tồn tại và phát triển.

Phạt 40 triệu đồng nếu bán hàng hóa cao hơn giá tối đa do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thay thế Nghị định 169/2004/NĐ-CP.

Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu (Ảnh minh hoạ).

Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho thương nhân xuất khẩu khi mua bảo hiểm tín dụng xuất kh.

Ảnh minh hoạ.

Trao đổi với phóng viên báo chí chiều 22-9, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính - Nguyễn Anh Tuấn, khẳng định: “Số liệu về mức lãi mà Bộ trưởng Tài chính đã nêu (780 đồng/lít xăng) là dựa trên cơ sở giá nhập khẩu thực tế do Hải quan cung cấp, được pháp luật thừa nhận”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục