Tăng giá than, điện phải phụ thuộc vào nền kinh tế
- Cập nhật: Thứ ba, 8/11/2011 | 8:01:58 AM
Hiện tại, giá than cho điện mới chỉ bằng 50% giá thành sản xuất và mức tăng giá chỉ đạt 30% mỗi năm như hiện nay thì phải mất ba năm nữa mới bằng giá thành của năm 2011. Tuy nhiên, việc tăng giá than, điện cần phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế và Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng lựa chọn thời điểm.
|
Sáng 7/11, tại Bộ Công Thương đã diễn ra buổi Họp giao ban trực tuyến công tác kế hoạch tháng 10 giữa hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM.
Theo báo cáo của TKV, hoạt động khai thác khoáng sản tháng 10 tuy giảm nhẹ do ảnh hưởng của mưa lũ nhưng ổn định và duy trì được mức tăng trưởng 10 tháng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu khoáng sản vẫn tiếp tục tăng do giá một số loại khoáng sản như kẽm thỏi, đồng tấm, tinh quặng đồng,… trên thị trường thế giới có nhích lên đôi chút nên 10 tháng số lượng xuất khẩu khoáng sản các loại tăng 35,5%, tương ứng kim ngạch tăng 54,0% so với cùng kỳ.
Phát biểu tại hội nghị ông Nguyễn Quang Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, từ nay đến cuối năm giá bán than sẽ không được điều chỉnh. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải tính để so sánh và có giải pháp phù hợp, bởi vì hiện nay giá bán than cho sản xuất điện mới chỉ bằng 50% giá thành. Do đó, nếu như để bằng giá thành thì rõ ràng phải tăng gấp đôi.
Cũng theo ông Biên, trong tình hình hiện nay mỗi năm ngành than chỉ được tăng giá ở mức 30%, như thì phải mất ba năm nữa mới bằng giá thành của năm 2011. Đây là nguy cơ lâu dài nếu như mà không điều chỉnh giá, bởi vì nó sẽ tạo ra một áp lực lớn cho việc tăng giá sau này, khi mà tương lai than dùng để sản xuất điện là chủ yếu.
Để đáp ứng mục tiêu trước mắt Tập đoàn vẫn còn có một lượng than xuất khẩu để bù vào, nhưng 1 – 2 năm tới đây thì việc xuất khẩu than sẽ giảm rất mạnh, chỉ còn 13 triệu tấn vào 2012 và sẽ rút xuống còn 5 triệu tấn vào giai đoạn 2014-2015. Điều này gây áp lực lên việc cân đối tài chính là rất khó khăn, ông Biên nhấn mạnh.
Cũng theo ông Biên, một điểm đáng nói nữa là hiện nay, thuế và phí đang tăng rất cao. Đến năm 2012 trở đi sẽ tính thuế môi trường là 20 nghìn đồng/tấn, thuế suất khẩu cũng tăng lên 20%, gấp đôi so với năm ngoái. Thuế tài nguyên cũng tăng lên 7% với than lộ thiên. “Nói chung đây là áp lực rất lớn lên cân đối sản xuất kinh doanh than. Vì vậy đề nghị Bộ Công Thương cần tiếp tục nghiên cứu cho lộ trình năm 2012”, ông Biên kiến nghị.
Chia sẻ với những khó khăn của ngành than, Nguyễn Khắc Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, trong điều kiện khai thác ngày càng đi xuống, nhưng chi phí sản xuất ngành ngày càng tăng cộng với nguồn vốn ngày càng lớn. Vì vậy, một trong những việc tăng giá là giúp ngành than có những hỗ trợ vốn cho quá trình đầu tư, phát triển theo mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, câu chuyện giá than và giá điện phải phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của nền kinh tế, đặc biệt trong quy hoạch phát triển ngành than. Vụ sẽ có tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công thương để trình Chính Phủ lựa chọn thời điểm điều chỉnh. “Trong lúc giá than chưa tăng thì TKV cần tăng công tác quản trị chi phí theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, ông Thọ nhấn mạnh.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Cây chè đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Văn Chấn, nhiều gia đình thoát nghèo và trở lên khá giả nhờ trồng cây thế mạnh này.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Chính phủ đang yêu cầu công khai kết quả kiểm toán giá điện và các khoản lỗ lãi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Giá vàng trong nước mở cửa sáng nay (7-11) tăng lên mức 45,7 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, sau một phiên giảm nhẹ cuối tuần trước, giá vàng thế giới đầu tuần mới đã nhanh chóng phục hồi.
Nghị định 101/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 4-11 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 8/2011/QH13 của Quốc hội bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và cá nhân.