Hướng về đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/1/2012 | 9:04:20 AM

YBĐT - Năm 2011, với rất nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ ưu tiên quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã và đang từng bước được cải thiện.

Từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người Dao ở Trần Yên đã thoát nghèo nhờ phát triển kinh tế rừng.
Từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người Dao ở Trần Yên đã thoát nghèo nhờ phát triển kinh tế rừng.

Với rất nhiều chính sách ưu tiên quan tâm phát triển và nâng cao  chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo của Đảng và Chính phủ như các chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 134, 135; chính sách cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 32 của Chính phủ…, đến nay cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn huyện Trấn Yên đã và đang từng bước được cải thiện.
 
Hỏi chuyện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho đồng bào, chị Nguyễn Thị Kim Xuyến - Phó phòng Dân tộc huyện Trấn Yên cười bảo: “Chẳng phải đi đâu xa, chỉ cần vào Minh Quán, xã nằm sát ngay trung tâm huyện thôi cũng có thôn bản đặc biệt khó khăn của đồng bào dân tộc Cao Lan, các anh chị sẽ thấy cuộc sống của bà con ở đây đổi khác đến thế nào”.

Hang Dơi là bản xa nhất của xã Minh Quán, cũng là một trong 3 thôn, bản đặc biệt khó khăn của địa phương này. Trưởng bản Trần Đình Sáng cho hay: bản có 42 hộ, 176 khẩu nhưng chỉ có 9,2ha ruộng nước chân dộc kém màu, năng suất thấp, vụ cao nhất cũng chỉ đạt 1,5 tạ/sào, còn như vụ lúa vừa rồi thì chỉ cỡ trên 1tạ/sào. Cũng may có hai đợt cấp gạo cứu đói giáp hạt kịp thời của Nhà nước nên gần chục hộ nghèo trong bản đỡ lo phần chạy ăn.

Năm 2011, bản có 5 hộ nghèo được vay vốn từ chính sách cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 32 của Chính phủ. Tuy mức vay 5 triệu đồng/hộ còn thấp so với mức thực tế đầu tư mua con giống phát triển sản xuất chăn nuôi của bà con nhưng nhiều hộ đã mạnh dạn vay mượn thêm mua được con trâu tốt để phát triển sản xuất, phát huy được hiệu quả đồng vốn ưu đãi của Nhà nước, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Để khẳng định những điều mình nói, Trưởng bản Trần Đình Sáng đưa chúng tôi tới thăm gia đình anh Tuyến, chị Hồng - một trong 5 hộ đồng bào dân tộc Cao Lan nghèo, đặc biệt khó khăn được vay vốn ưu đãi.

Chị Hồng kể: “Cuộc sống của gia đình chỉ trông vào gần 2 sào ruộng nước kém màu, như vụ này thất thu, tất tật chỉ được gần 2 tạ thóc. Hiện tại bốn miệng ăn của gia đình  trông cả vào đồng tiền mà mình chồng em làm thuê làm mướn kiếm được. Cũng may Chính phủ có chính sách cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, vợ chồng em cố vay mượn họ hàng thêm 10 triệu đồng mua được con trâu này. Ruộng nhà ít nên trâu mua về đến vụ chủ yếu đi làm dịch vụ cày thuê và vận chuyển gỗ thuê cho bà con trong vùng. Công việc vất vả nhưng cũng kiếm thêm được đồng ra đồng vào trang trải sinh hoạt và lo cho các cháu học hành”.

Được biết, bên cạnh rất nhiều chương trình, dự án hướng quan tâm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, mới đây, 21 hộ nghèo của xã Minh Quán, trong đó bản Hang Dơi có 2/9 hộ nghèo được chọn tham gia chương trình giảm nghèo bền vững từ phát triển chăn nuôi lợn nái. Các hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 1,5 triệu đồng mua lợn nái, hỗ trợ về thuốc thú y, kỹ thuật và cám ăn trong vòng 6 tháng, trên cơ sở đó tiếp tục chia sẻ con giống giúp các hộ nghèo khác phát triển sản xuất.

Mặc dù là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái nhưng huyện Trấn Yên  có 15 dân tộc thiểu số, chiếm 33,38% dân số toàn huyện. Năm 2011, các cấp ủy, chính quyền địa phương trong huyện đã tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc, cụ thể: đã thẩm định cấp 20.753 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại 15 xã; giao kinh phí hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/QĐ-TTg cho xã đặc biệt khó khăn và 10 xã khu vực II gồm 1.958 hộ/6317 khẩu, với tổng số tiền trên 519 triệu đồng; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giải ngân 500 triệu đồng cho 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại 9 xã vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 32 của Chính phủ. Chương trình 135 đã hỗ trợ cho trên một nghìn học sinh là con em hộ nghèo đi học với tổng kinh phí 1,078 tỷ đồng; xây dựng 4 công trình nước sinh hoạt tập trung ở 4 xã với tổng kinh phí 3,990 tỷ đồng…, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, mức vốn vay 5 triệu đồng/hộ theo Quyết định 32/2007 của Chính phủ là còn rất thấp so với nhu cầu đầu tư thực tế phát triển sản xuất của các hộ. Cần tạo điều kiện để các hộ này được vay với số vốn lớn hơn, áp dụng hai mức cho vay khác nhau: mức hộ dân tộc thiểu số nghèo thu nhập dưới 100 nghìn đồng/người/tháng và mức thu nhập bình quân đầu người trên 100 nghìn đồng/tháng (hộ cận nghèo), tạo tiền đề phát triển kinh tế hộ, nhất là phát triển kinh tế đồi rừng đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, chu kỳ đầu tư dài hạn.

Đối với chính sách đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn các xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn: Nhà nước chỉ áp dụng tối đa không quá 4 thôn/năm nhưng trên thực tế với những xã có trên 4 thôn, bản đặc biệt khó khăn thì việc lựa chọn để hỗ trợ lại nảy sinh bất cập như: có thôn chỉ được đầu tư 1-2 năm trong cả giai đoạn, thậm chí có những thôn chưa được đầu tư hỗ trợ đã kết thúc giai đoạn. Trong khi đó những địa phương chỉ có 4 thôn, bản đặc biệt khó khăn hoặc thấp hơn thì năm nào cũng được đầu tư hỗ trợ…

Những bất cập nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở cơ sở thiết nghĩ cần sớm được xem xét điều chỉnh và có những quy định hợp lý trong việc đầu tư hỗ trợ, nhằm khuyến khích phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, đồng thời tạo sự công bằng đối với các đối tượng thụ hưởng.

Phạm Minh

Các tin khác

YBĐT - Những người trồng bưởi Đại Minh (Yên Bình - Yên Bái) chẳng mấy ai giữ lại nhiều bưởi trong nhà. Bưởi đã thành hàng hóa, thành hàng chục, hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Bưởi mang lại niềm vui cho người dân Đại Minh.

(Nguồn internet)

Ngày 30.12, giá vàng giảm 120.000 - 320.000 đồng/lượng so với ngày 29.12. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC công bố giá mua vàng miếng SJC còn 40,8 triệu đồng/lượng, giá bán còn 41,8 triệu đồng/lượng.

Chốt giá sáng nay, 30-12, giá vàng trong nước tiếp tục giảm 270.000 đồng/lượng so với giá cuối chiều qua, còn 41,85 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá thấp nhất của vàng trong hơn 3 tháng qua.

Một cơ sở chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Huyện Trấn Yên (Yên Bái) có diện tích đất tự nhiên gần 67.000 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 46.500 ha, chủ yếu là đất đồi gò thấp, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục