Chiến lược mới trong sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/2/2012 | 9:36:06 AM

YBĐT - Năm 2011, ngành nông nghiệp Yên Bái cũng như cả nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất... nhưng vẫn vươn lên đạt nhiều thành công lớn. Diện tích, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt, góp phần ổn định đời sống nhân dân, cân bằng kinh tế vĩ mô.

Sản xuất nông nghiệp cần rất có sự vào cuộc
của nhà khoa học.
Sản xuất nông nghiệp cần rất có sự vào cuộc của nhà khoa học.

Khó ai có thể tin được khi kết thúc nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, sản xuất nông-lâm nghiệp lại đạt được những kết quả đầy tự hào như vậy. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng hơn so với năm 2010 - năm được đánh giá là khá thuận lợi. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực với tổng sản lượng lương thực đạt trên 267.793 tấn, tăng trên 2 ngàn tấn so cùng kỳ, riêng sản lượng ngô tăng 13%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ổn định phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kinh tế nông nghiệp.

Cái được lớn hơn là đã hình thành rõ nét vùng sản xuất lúa gạo hàng hoá ở những cánh đồng rộng với khối lượng lớn. Người dân sản xuất không chỉ để lấy lúa gạo mà họ sản xuất lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Đại bộ phận người nông dân đã biết sản xuất những gì mà thị trường thiếu, thị trường cần, làm có tính toán chứ không chỉ đơn thuần là sản xuất lương thực. Tuy vẫn chưa có một thống kê đầy đủ nào nhưng theo các nhà kinh tế nông nghiệp thì con số lúa gạo hàng hoá năm 2011 không dưới 50 ngàn tấn. Nhiều vùng lúa gạo đã trở thành thương hiệu ăn vào tiềm thức người tiêu dùng như: gạo Bạch Hà huyện Yên Bình, Mường Lò vùng Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Đại Phác huyện Văn Yên...

Thành tựu lớn nữa đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ sản xuất lúa nương rẫy ở vùng cao, ruộng bậc thang kém hiệu quả sang trồng ngô và sản xuất vụ đông. Khi “đề án” chuyển diện tích sản xuất lúa nương rẫy sang trồng ngô ở vùng cao không mấy ai đặt niềm tin vào sự thành công, bởi nó đã ăn sâu vào tiềm thức cũng như phong tục tập quán của người dân vùng cao, nhất là ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Thế nhưng, bằng những mô hình cụ thể sự vận động nhiệt tình, thiết thực của ngành nông nghiệp, các huyện thị và các tổ chức chính trị đã có hàng trăm ha đã được chuyển đổi và sản xuất thành công. Những thành công hôm nay là tiền đề cho chuyển đổi hàng ngàn ha lúa nương mộ vùng cao sang sản xuất ngô hàng hoá, đó cũng là cơ hội cho vùng cao xoá đói giảm nghèo bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hơn, chăn nuôi theo hướng an toàn hiệu quả, có đầu tư. Thành tựu nữa là trong năm vừa qua, chúng ta đã triển khai một bước Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã trở thành phong trào rộng khắp trong phạm vi cả tỉnh, được nhân dân, các cấp chính quyền hưởng ứng tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, sản xuất nông nghiệp cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục đó là: tăng trưởng tính theo giá trị gia tăng của ngành có xu hướng chậm lại, ảnh hưởng đến đời sống của nông dân. Mặc dù thu nhập của người dân có tăng lên nhưng mức tăng không đều và đang dần chậm lại. Đã quy hoạch thành vùng sản xuất lúa hàng hoá nhưng không đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ dẫn tới hiệu quả không cao, nông dân không chủ động được sản phẩm mình làm ra.

Một số bức xúc tồn tại từ nhiều năm qua vẫn tiếp diễn như: vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm chè, vấn đề phá rừng, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi, rồi vấn đề năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Một vấn đề nữa là chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai trên phạm vi rộng nhưng mới chỉ dừng lại về cơ chế, chính sách, quy hoạch, đề án, còn việc triển khai mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể cho bà con nông dân vẫn còn hạn chế.

Sản xuất hàng hóa phải gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Để sản xuất nông-lâm nghiệp phát triển nhanh, bền vững, chúng ta cần phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế, tồn tại. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm nông lâm thuỷ sản. Chú trọng tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, nông lâm thuỷ sản. Việc quy hoạch vùng lúa chất lượng cao làm hàng hoá là phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp hiện nay nhưng chỉ quy hoạch không là chưa đủ mà chúng ta cần làm tốt từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trong năm 2012 này tỉnh đầu tư 70 tỷ đồng để hỗ trợ cho sản xuất nông-lâm nghiệp với phương châm vùng thấp đầu tư theo dự án, vùng cao đầu tư trực tiếp cho hộ nông dân.

Cùng với đó là trong những năm vừa qua tỉnh cũng đã đầu tư khá nhiều tiền của cho sản xuất nông-lâm nghiệp đó là một sự quan tâm và quyết tâm lớn của tỉnh trong chiến lược phát triển nông-lâm nghiệp. Do vậy chúng ta cần phát huy nhanh hơn đầu tư công, nhưng về lâu dài phải tính một cách kỹ lưỡng hơn, bài bản hơn. Làm sao để đầu tư huy động được các nguồn lực đa dạng, nhưng phải tập trung vào những gì chúng ta muốn làm, muốn thay đổi.

Bài học cho thấy không có một nền sản xuất nông-lâm nghiệp bền vững nếu không có cơ sở hạ tầng tương thích. Nếu chỉ trông vào Nhà nước thì không đủ mà phải làm sao khuyến khích tư nhân cùng đầu tư vào, xem cái gì tư nhân làm được thì có cơ chế giao cho họ. Phải đẩy mạnh mô hình công tư hợp doanh, công tư liên kết, phối hợp. Tỉnh, huyện, xã có thể đầu tư cùng tư nhân, doanh nghiệp cùng làm. Không chỉ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng mà có thể đầu tư vào khâu chế biến tiêu thụ, dồn điền đổi thửa đó cũng là hợp tác công-tư.

Song song với đó ngành nông nghiệp cũng cần tích cực nghiên cứu, rà soát, đánh giá cụ thể để tìm ra những bộ giống mới có năng suất, chất lượng tốt, giá trị cao làm hàng hoá chứ không nên sản xuất mãi giống lúa lai Nhị ưu 838 làm chủ lực mãi được. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả, tăng cây trồng vật nuôi hiệu quả phù hợp với nền nông nghiệp đô thị (như hoa, cây cảnh, sản xuất rau theo hướng VietGap).

Bên cạnh đó cần rà soát đánh giá các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông-lâm sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để từng bước xây dựng thương hiệu nông sản riêng của Yên Bái. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới với tinh thần triển khai nhanh hơn góp phần nâng cao, cải thiện đời sống bà con nông dân một cách thiết thực.

Giải quyết tốt những tồn tại và những tư duy mới, chiến lược mới chắc chắn sản xuất nông-lâm nghiệp Yên Bái trong năm 2012 và những năm tiếp theo giành được thắng lợi mới.

Thanh Phúc

Các tin khác

Một số ngân hàng đã bất ngờ công bố tăng lãi suất mua chứng chỉ huy động vàng lên tới 3%/năm, vượt xa mức 2% lãi suất gửi USD.

Sẽ thanh tra doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi Cục thuế các tính, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2012.

Cán bộ Trạm thú y huyện An Dương (Hải Phòng) tiêm vắc xin cúm gia cầm cho một trang trại tại thị trấn.

Ngày 18-2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức cuộc họp khẩn đánh giá tình hình và bàn biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm đang lây lan trên diện rộng.

Năm 2012, mục tiêu tổng nguồn vốn Ngân hàng CSXH tỉnh đề ra là trên 1.500 tỷ đồng.

YBĐT - Ngày 17/2, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2012. Đồng chí Tạ Văn Long – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái dự và chỉ đạo Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục