Góp phần nâng cao chất lượng giống vật nuôi
- Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2012 | 10:17:22 AM
YBĐT - Theo số liệu của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh thì tiến độ cải tạo đàn bò của tỉnh mới chiếm gần 20% tổng lượng đàn bò nằm trong vùng dự án. Đối với đàn lợn, do đàn nái nội chiếm tới 80-85%, chủ yếu được phối giống bằng phương pháp thụ tinh trực tiếp nên số lượng lợn giống thiếu, chất lượng không đảm bảo.
Một điểm thụ tinh nhân tạo lợn ở thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn.
|
Để nâng cao chất lượng giống vật nuôi, năm 2008 Trung tâm Giống vật nuôi Yên Bái đã triển khai khôi phục, xây dựng các cơ sở TTNT lợn trên địa bàn tỉnh, đồng thời tiếp nhận Dự án cải tạo đàn bò bằng phương pháp TTNT từ Chi cục Thú y sang (tháng 4 năm 2009).
Vùng TTNT bò đã được triển khai tại 7 huyện thị, thành phố (trừ 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải) với 18 cụm, điểm và trên 90 xã, phường tham gia. Để thực hiện Dự án này, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thành lập tổ chuyên trách về công tác TTNT bò, đào tạo và hướng dẫn các kỹ năng cơ bản cho đội ngũ dẫn tinh viên cơ sở các biện pháp kỹ thuật trong việc TTNT bò.
Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức được 40 lớp tập huấn công tác cải tạo đàn bò bằng phương pháp TTNT và kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản cho cho gần 1.800 lượt hộ chăn nuôi bò trong vùng TTNT. Qua đó đã bình tuyển được 100 bò cái lai sind để thực hiện lai tạo đàn bò hướng thịt.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Yên Bái: Sau một thời gian triển khai, Trung tâm đã tiến hành phối giống được cho 1.257 con bò cái sinh sản, đưa số lượt bò được phối giống lên 3.134 con (do dự án của Chi cục Thú y chuyển sang 1.877 con). Trong đó, Yên Bình là huyện có số lượng bò TTNT cao với 567 con, Văn Chấn 242 con. Đã có trên 6.000 con bò lai được sinh ra, trọng lượng bò lai tăng từ 40 - 45%, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi từ 1,3 - 1,5 lần so với nuôi bò nội. |
Qua kiểm tra cho thấy, dự án đã phủ kín được các vùng quy hoạch phát triển đàn bò, hệ thống dẫn tinh viên có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu TTNT bò trong vùng dự án và đã phối giống được cho khoảng 80% số bò cái sinh sản có nhu cầu phối giống trong vùng dự án.
Tuy nhiên, số lượng bò được phối giống chỉ đạt được trên 60% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là tổng đàn bò trong thời gian qua liên tục giảm, đặc biệt là tại vùng thấp có xu hướng giảm mạnh do thiếu bãi chăn thả, thiếu thức ăn, thiếu nhân lực, dịch bệnh, các hộ chăn nuôi chuyển sang hoạt động sản xuất khác quy mô chăn nuôi ngày càng nhỏ lẻ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của công tác TTNT bò.
Do công tác tuyên truyền chưa được đẩy mạnh nên nhiều người dân chưa tích cực tham gia phối giống, các hộ chăn nuôi bò cái sinh sản tập trung nhiều ở những nơi có địa hình đi lại khó khăn nên đã ảnh hưởng đến việc phối giống cho bò.
Để việc triển khai TTNT cho bò đạt hiệu quả cao hơn, Trung tâm đã xây dựng dựng dự án cải tạo đàn bò bằng phương pháp TTNT giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu: xây dựng đàn bò cái lai Sind F1 để từng bước lai tạo nhằm phát triển đàn bò Yên Bái theo hướng thịt, cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò bền vững, tạo vùng sản xuất bò thịt chất lượng cao; mỗi năm TTNT được từ 2.000 - 2.200 bò cái sinh sản, tỷ lệ phối đạt trên 90%.
Mỗi năm, tuyển chọn phối giống cho 200 đến 400 bò cái lai Sind F1 để từng bước nhân giống đàn bò hướng thịt. Trong đó, Dự án sẽ hỗ trợ toàn bộ tiền vật tư, tiền công phối giống và thức ăn cho chủ hộ có bò cái phối giống.
Việc TTNT cho đàn lợn nái được Trung tâm Giống vật nuôi Yên Bái tiến hành từ năm 2008 đến nay với việc đã xây dựng được 13 điểm thụ tinh nhân tạo lợn trong nông hộ.
Mỗi hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ mua 1 lợn đực giống đảm bảo chất lượng (có lý lịch, nguồn gốc rõ rằng; hỗ trợ các loại vật tư phục cho công tác TTNT như: bộ dụng cụ phối giống, kính hiển vi sinh học, giá cho khai thác tinh lợn và vật tư cho công tác pha chế và bảo tồn tinh lợn.
Năm 2011, các cơ sở TTNT lợn do trung tâm xây dựng đã tổ chức phối giống cho 12.490 lượt lợn nái (trung bình mỗi cơ sở trong năm 2011 phối giống được cho trên 1.000 lượt lợn nái), đáp ứng được khoảng trên 40% nhu cầu phối giống lợn nái tại vùng thấp.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Giống vật nuôi thì các điểm mô hình có tỷ lệ phối đạt từ 90% trở lên, chất lượng con giống sinh ra được cải thiện rõ rệt. Đối với những ổ lợn phối giống bằng phương pháp TTNT có số con đẻ ra là trên 10 con, trọng lượng trung bình là 0,97 kg/con, cao hơn so với thụ tinh trực tiếp.
Cũng ông Nguyễn Quốc Tuấn khẳng định: Trên cơ sở thành công của các điểm mô hình đã xây dựng, những năm tiếp theo, mỗi năm Trung tâm sẽ tiến hành xây dựng từ 3- 4 cơ sở TTNT lợn trong nông hộ để có thể nâng số điểm truyền tinh lên từ 25-30 điểm, đặc biệt sẽ ưu tiên phát triển mạnh lên địa bàn vùng cao. Khi Trung tâm có đủ điều kiện nuôi lợn đực giống, sẽ tiến hành cung cấp tinh lợn cho các điểm TTNT này với mức giá phù hợp để các hộ không phải nuôi lợn đực giống".
Hiện nay, trong chăn nuôi, chất lượng con giống luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy, phương pháp TTNT được coi là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng con giống, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi hàng hoá tại địa phương.
Hà Anh
Các tin khác
Ngày 17.4, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho biết cơ quan hữu trách Việt Nam vừa phát hiện thêm 8.750 tấn ngũ cốc nhập khẩu từ Ấn Độ bị nhiễm mọt TG, một loại đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm 1, rất nguy hiểm theo quy định của nước ta.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Dự án Luật Điện lực sửa đổi (Luật ĐLSĐ) vừa được Chính phủ trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến ngày 17-4.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan… theo dõi sát tình hình SXKD của cộng đồng DN, tập hợp số liệu cụ thể về những DN tạm ngừng hoạt động, DN thành lập mới hoặc giải thể, phá sản trong 3 tháng đầu năm.
YBĐT - Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết năm nay, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã sớm triển khai các phương án PCLB-TKCN theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.