Làng Nhì trên đường đổi mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/5/2012 | 9:27:08 AM

YBĐT - Để có vốn giúp đồng bào đầu tư phát triển kinh tế, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) phối hợp với các ngân hàng, các chương trình dự án của Trung ương và địa phương giúp đồng bào vay hàng tỷ đồng phục vụ sản xuất…

Học sinh trong độ tuổi đến lớp đầy đủ.
Học sinh trong độ tuổi đến lớp đầy đủ.

Đường lên Làng Nhì (Trạm Tấu) tuy là mùa khô nhưng rất khó đi, do lâu ngày không được nâng cấp và sửa chữa. Hầu hết là đường đèo dốc và đá vỉa. Từ trung tâm xã Phình Hồ, sau gần 3 tiếng đồng hồ vượt dốc, chúng tôi cũng đến được xã Làng Nhì. Có thể nói, để phát triển kinh tế ở Làng Nhì, huyện, tỉnh đã đầu tư khá nhiều tiền vào xây dựng hạ tầng kinh tế như điện, đường, trường, trạm, nhằm đưa xã vùng sâu, vùng xa này sớm vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng đời sống ấm no...

Anh Hờ A Phàng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Làng Nhì đa phần là rừng núi, diện tích đất nông nghiệp rất ít, người dân vẫn phải bám vào sản xuất nông nghiệp để sống cho dù chỉ là độc canh cây lúa, cây ngô, cây sắn và chăn nuôi gia súc. Chính vì vậy, cuộc sống của bà con rất khó khăn và thường xuyên thiếu ăn những lúc giáp hạt… nên xã vẫn còn trên 80% hộ nghèo”.

Làng Nhì xác định, muốn phát triển kinh tế phải xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang, sửa chữa con đường thông thương huyết mạch từ xã Phình Hồ lên xã và đi Bản Mù, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc thông suốt. Để làm tốt điều này, ngoài việc vận động nhân dân tham gia tu sửa đường giao thông mỗi khi có mưa bão, sạt lở… thì cần có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Có như vậy mới tạo được động lực, tạo nền móng vững chắc để Làng Nhì vươn lên.

Một thực tế nữa là do diện tích đất canh tác ít (khoảng gần 100 ha) nên đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn. Vượt lên nhưng khó khăn đó Làng Nhì từng bước chỉ đạo bà con chú trọng xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi nhỏ, làm đập dâng, lấy nước sản xuất…

Mặt khác, từ bất lợi về địa hình, đòi hỏi Làng Nhì phải có những biện pháp thích hợp để phát triển kinh tế. Để làm tốt điều này, xã đã được Chương trình 135, Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững, cùng các nguồn vốn khác đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn, nên ngoài việc xây dựng các công trình điện, trường học, trạm y tế và chương trình nước sạch, Làng Nhì còn đầu tư khai hoang đất sản xuất, đập giữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả… Qua đó đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của xã.

Anh Trang A Chu - người dân ở thôn Nhì Trên vui vẻ nói: “Ở đây đất làm lúa nước ít, bà con phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt khoa học, kỹ thuật mới làm ăn được. Thôn Nhì Trên của mình nằm ở trung tâm xã nên có lợi thế trong việc nắm bắt khoa học kỹ thuật, cũng như có điều kiện phát triển kinh tế… Lợi thế là vậy, nhưng bà con bản mình thiếu vốn, thiếu sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nên hiệu quả còn thấp. Tuy đời sống của bà con nay đã khá hơn trước, nhưng họ rất cần các cấp, ngành tiếp tục hỗ trợ cho xã, nhất là giống cây trồng vật nuôi và kỹ thuật chăm sóc…”.

 Khi được hỏi sẽ làm gì nếu được vay vốn để đầu tư sản xuất, anh Chu vui vẻ cho biết rằng, sẽ qui hoạch lại hơn 8000 m2 đất đang bỏ hoang ở thôn Háng Đay lại và chăn nuôi dê núi vì ở đây có bãi chăn thả nên nuôi dê là thích hợp nhất. Hơn nữa, tới đây điện sẽ về xã đem theo ánh sáng văn hóa cho đồng bào, giúp đồng bào học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ đài, ti vi rất nhiều. Đặc biệt là bây giờ bà con chăn nuôi và trồng rừng, bảo vệ rừng rất hiệu quả, nhiều hộ đã có thu nhập gần 20 triệu đồng/năm…

Người dân xã Làng Nhì vui mừng sắp có điện lưới quốc gia.

Tuy Làng Nhì có gần 100 ha lúa nước, 70 ha lúa nương nhưng do diện tích đất rừng thì rất rộng nên bà con có điều kiện chăn nuôi và trồng rừng. Hơn nữa, Làng Nhì xác định sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi gia súc là nền kinh tế chủ lực.

Theo đó, xã đã thành lập ban xóa đói giảm nghèo từ xã đến thôn, mỗi thôn, bản đều có đảng viên  làm nòng cốt và trực tiếp giúp đỡ, chỉ đạo bà con phát triển sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, các giống cây trồng cho năng suất cao được chú trọng đưa vào gieo trồng…

Trong chăn nuôi, xã tập trung phát triển đàn trâu và đẩy mạnh, nhân rộng đàn ngựa, dê… Để có vốn giúp đồng bào đầu tư phát triển kinh tế, xã phối hợp với các ngân hàng, các chương trình dự án của Trung ương và địa phương giúp đồng bào vay hàng tỷ đồng phục vụ sản xuất… Hiện nay, xã Làng Nhì đã có 469 con trâu, 212 con bò, 145 con ngựa, 189 con dê và 3.276 con gia cầm… giúp người dân mua sắm được gần 100 chiếc xe máy, con em trong độ tuổi được đến lớp đầy đủ.

 Quang Thiều

Các tin khác

Trao đổi với phóng viên báo chí ngày 14-5, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri, cho biết ông rất ngạc nhiên với thông tin một số báo đưa về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình Bộ Công Thương 3 phương án tăng giá điện:

Ngày 14-5, Tổng Công ty ĐSVN cho biết, ngày 15-5 tăng giá vé tàu Thống Nhất từ 12% - 15% đến ngày 4-9-2012.

YBĐT - Ngày 14/5, Cổng thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Đài Phát thanh- Truyền hình Yên Bái tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến giữa Cục trưởng Cục Thuế tỉnh - Hoàng Văn Diểm với nhân dân trong tỉnh về việc “Triển khai thực hiện Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.

Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh trao đổi với các doanh nghiệp.

YBĐT - Có rất nhiều khó khăn do bối cảnh nền kinh tế đang ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến các nguồn thu trên địa bàn tỉnh khiến ngành Thuế Yên Bái phải đối mặt với rất nhiều trở ngại. Làm gì để hoàn thành mục tiêu thu 1.100 tỷ đồng ngân sách Nhà nước giao trong năm 2012? P.V Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Diểm - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh xung quanh vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục