Công nghiệp Văn Yên trước ngày về đích

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/11/2012 | 3:43:51 PM

YBĐT - Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở huyện Văn Yên 10 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ và những biến động của thị trường.

Nhiều sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ khiến các doanh nghiệp chỉ dám sản xuất cầm chừng.
Nhiều sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ khiến các doanh nghiệp chỉ dám sản xuất cầm chừng.

Để ổn định sản xuất CN, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, huyện Văn Yên đang tích cực triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường; tiếp tục triển khai Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường…

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, giá trị sản xuất CN-TTCN trong 10 tháng đầu năm đạt 152 tỷ 285 triệu đồng, trong đó, công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 134 tỷ 871 triệu đồng, còn lại là công nghiệp quốc doanh do tỉnh quản lý. Các nhóm chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu tập trung ở các sản phẩm có thế mạnh như: khai thác khoáng sản-vật liệu xây dựng đạt 10 tỷ 60 triệu đồng, sản xuất lương thực, thực phẩm đạt 69 tỷ 89 triệu đồng và chế biến lâm sản 39 tỷ 187 triệu đồng.

Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp đã có sự tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng cũng mới chỉ đạt trên 81% kế hoạch tỉnh giao, trong khi đó cơ hội để công nghiệp Văn Yên tăng tốc về đích cũng chỉ còn có thể tính bằng ngày.

Theo ông Nguyễn Trung Hải, chuyên viên phụ trách công nghiệp, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, thực tế ngay từ đầu năm, các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn, về thị trường, tuy nhiên dưới tác động của lạm phát và sự thay đổi một số chính sách Nhà nước liên quan đến một số ngành sản xuất và xuất khẩu của tỉnh như quy định về khai thác chế biến và xuất khẩu đã đẩy chi phí sản xuất, lưu thông tăng cao, hầu hết các loại nguyên liệu chính đều tăng, nhất là nhiên liệu, năng lượng như: điện, xăng dầu, than, chi phí nhân công và chi phí vận chuyển... trong khi giá bán đầu ra không tăng tương xứng, thị trường bị thu hẹp dẫn đến càng đầu tư càng lỗ. Do vậy, các doanh nghiệp cũng chỉ dám hoạt động cầm chừng nên hiệu quả sản xuất chưa cao.

Ông Nguyễn Duy Đông - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thiên Sơn (xã Xuân Ái) cho biết: “Năm ngoái mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng trung bình mỗi ngày chúng tôi vẫn xuất 10 - 12 m3 ván ghép thanh nhưng năm nay ngoài những lúc dừng sản xuất, bình thường Hợp tác xã cũng chỉ dám sản xuất 5 m3/ngày do không có thị trường tiêu thụ”.

Theo bà Nguyễn Hồng Vân - Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, từ nay đến cuối năm huyện tập trung đẩy mạnh phát triển CN-TTCN tại địa phương; khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, HTX, kinh tế trang trại phát triển; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, của huyện để các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư vào địa bàn; hỗ trợ thị trường, tổ chức hiệu quả các hoạt động khuyến công, tư vấn phát triển CN, xúc tiến thương mại; tăng cường quản lý nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, ngăn chặn tình trạng tranh mua nguyên liệu trên địa bàn; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa; quản lý thị trường, xử lý kịp thời gian lận thương mại.

Đặc biệt, với diện tích 8.000 ha sắn cùng với sản lượng dự ước sẽ đạt 22 tấn/ ha, trong những ngày tới Văn Yên sẽ tập trung chỉ đạo bà con thu hoạch sắn vừa bán trực tiếp cho nhà máy sắn vừa tranh thủ bán sắn khô để nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng cũng là một giải pháp được huyện chú trọng nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, hoàn thành mục tiêu 187 tỷ đồng theo kế hoạch tỉnh giao.

 Cường Hùng

Các tin khác

Sáng 21/11, phát biểu tại buổi tiếp Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình và phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Nhật Bản để không ngừng tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Nhân dân xã Nam Cường làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, thành phố Yên Bái được đầu tư khá đồng bộ về hệ thống đường giao thông với hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ.

Dây chuyền chế biến nguyên liệu của Công ty Liên doanh Canxi Cacbonnat YBB.

YBĐT - Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ước đạt trên 373 tỷ đồng / Kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 3,4 triệu USD.

Với tổng mức đầu tư gần 410,7 triệu USD (tương đương trên 7.775,1 tỷ đồng), được vay 80% vốn của Ngân hàng thế giới (WB), thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa) sẽ phải tuân thủ 8 trong 10 chính sách an toàn của WB.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục