Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà: Vượt lên khó khăn kinh doanh ổn định

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2012 | 9:30:35 AM

YBĐT - Để đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân, lao động, ngay sau khi sắp xếp lại sản xuất, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà đã kiểm tra, rà soát lại đất đai đã được tỉnh cấp sổ đỏ để xác định ranh giới giữa đất của Công ty và nhân dân trong vùng cho rõ ràng.

Công ty mới liên kết đầu tư xưởng chế biến gỗ tận dụng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công nhân lao động.
Công ty mới liên kết đầu tư xưởng chế biến gỗ tận dụng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công nhân lao động.

Thời điểm cuối năm 2007, Lâm trường Thác Bà bắt đầu tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà. Sau gần 5 năm hoạt động theo mô hình sản xuất mới, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn về đất đai, vốn để sản xuất, kinh doanh, trồng rừng... Song, Ban giám đốc và cán bộ, công nhân Công ty đã bàn bạc kịp thời có những giải pháp vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Ông Vương Quốc Đạt - Giám đốc Công ty cho biết: Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà hiện có trên 100 cán bộ, công nhân được chia làm 5 đội sản xuất với chức năng,  nhiệm vụ mới được giao là thuê đất của Nhà nước để trồng rừng kinh tế, khai thác tiêu thụ, cung cấp gỗ rừng trồng cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chế biến, sản xuất giấy.

Để đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân, lao động, ngay sau khi sắp xếp lại sản xuất, Công ty đã kiểm tra, rà soát lại đất đai đã được tỉnh cấp sổ đỏ để xác định ranh giới giữa đất của Công ty và nhân dân trong vùng cho rõ ràng, do vậy, tình trạng tranh chấp đất đai giữa Công ty với nhân dân trong vùng đã được hạn chế, công nhân ở các đội yên tâm lao động sản xuất trồng, bảo vệ, khai thác rừng theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh, trồng rừng hàng năm của Công ty.

Sau khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên, Công ty cũng có những thuận lợi nhờ cơ chế, chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc lưu thông tiêu thụ gỗ rừng trồng trên thị trường nên đã nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh.

Song, trong quá trình sắp xếp chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn do diện tích rừng và đất rừng trước đây được giao quản lý trên 13.000 ha, nay thu hẹp lại chỉ còn trên 1.000 ha, nhưng bộ máy làm công tác quản lý và số công nhân lao động trong Công ty không được tinh giản và không được vay vốn lãi suất ưu đãi để trồng rừng, chăm sóc rừng như trước - ông Đạt cho biết thêm.

Khắc phục khó khăn đó, Ban giám đốc Công ty đã có nhiều giải pháp tích cực tập trung vào thâm canh rừng, rút ngắn chu kỳ khai thác, phối hợp với doanh nghiệp ngoài tỉnh mở xưởng sơ chế biến gỗ để tận dụng gỗ chồi, ngọn, gốc bạch đàn, keo. Chỉ đạo 5 đội sản xuất tăng giao khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng để gắn quyền lợi trách nhiệm tới công nhân lao động.

Năm 2011, Công ty tiếp tục chỉ đạo các đội sản xuất, đặc biệt là Đội Hoàng Thi phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công ty và chính quyền địa phương các xã rà soát toàn bộ diện tích đất chân ven lô hiện đang bị các hộ dân lấn chiếm từ trước, sau đó dồn điền đổi thửa và cho các hộ dân ký kết nhận khoán với Công ty theo hướng cả hai bên đều có lợi.

Trong năm, Công ty đã thu hồi 13ha giao cho 7 hộ dân và 4 hộ công nhân liên kết trồng rừng sản xuất, chỉ đạo 5 đội sản xuất giao khoán 234,3 ha rừng sản xuất cho công nhân lao động quản lý, bảo vệ, chăm sóc để giảm bớt khó khăn về tài chính của Công ty và nâng cao năng suất trồng rừng.

Đến nay, tổng diện tích rừng Công ty đã giao khoán trên 711 ha, đạt 97% diện tích. Năm 2011, Công ty đã trồng mới gần 194,4 ha rừng kinh tế, chủ yếu là giống keo và bạch đàn, chăm sóc 499,8 ha rừng từ 1- 4 năm tuổi, khai thác 107,7 ha, sản lượng đạt trên 5.549 m3. Tổng doanh thu năm 2011 đạt trên 2 tỷ 763 triệu đồng, nộp ngân sách 59 triệu 570 ngàn đồng, thu nhập bình quân của công nhân lao động đạt 1,6 triệu đồng/tháng, Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH và BHYT với công nhân lao động.

Trong 9 tháng năm 2012, Công ty đã trồng rừng và chăm sóc rừng năm 1 114,6 ha, giao khoán bảo vệ rừng rừng trồng 738,24 ha, khai thác 87,10 ha, sản lượng đạt trên 2.799 m3.

Sau gần 5 năm chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên, tập thể cán bộ, công nhân lao động Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà đã vượt qua nhiều khó khăn về mọi mặt, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân và nhân dân vùng Đông hồ Thác Bà.       

Trường Nguyễn

Các tin khác

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vừa qua, lãi suất cho vay ở một số ngân hàng thương mại đã có xu hướng giảm, đồng thời một số chương trình hấp dẫn cũng được các ngân hàng áp dụng cho các khách hàng vay vốn. >> Lãi suất huy động VND giảm 0,5-1%

Ngày 21-11, Bộ Tài chính cho biết đang cân nhắc việc để quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối hay đơn vị khác. Mục tiêu quản lý quỹ là phải đảm bảo công khai minh bạch nhất, vì đây là tiền do người dân đóng góp để bình ổn giá xăng dầu mỗi khi thị trường có biến động.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định về việc áp dụng chỉ định thầu đối với 7 trường hợp đặc biệt.

Người dân xã Minh Xuân sản xuất phân viên nén dúi sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

YBĐT - Bằng những việc làm và hướng đi cụ thể, số hộ đói nghèo trong xã giảm xuống dưới 20%, số hộ giàu có mức thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm cũng chiếm trên 20%, đó là tiền đề để Minh Xuân ngày càng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục