Giảm nghèo với mô hình nuôi lợn nái sinh sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/1/2013 | 2:30:58 PM

YBĐT - Những năm qua, Lục Yên (Yên Bái) đã tập trung triển khai nhiều mô hình giảm nghèo mang lại hiệu quả, tiêu biểu mới đây là mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Cán bộ quản lý dự án kiểm tra phát triển đàn lợn hộ gia đình anh Mông Văn Nhịp ở thôn Kha Bán xã Liễu Đô.
Cán bộ quản lý dự án kiểm tra phát triển đàn lợn hộ gia đình anh Mông Văn Nhịp ở thôn Kha Bán xã Liễu Đô.

Mô hình được thực hiện tại 6 xã nghèo, vùng có nhiều khó khăn của huyện đã và đang mang lại hiệu quả, tạo thêm việc làm cho người nghèo, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, từng bước hình thành và phát triển nông sản hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Là một hộ thực hiện mô hình, anh Mông Văn Nhịp ở thôn Kha Bán, xã Liễu Đô cho biết: “Gia đình tôi có 4 khẩu, hai lao động chính, thuộc diện hộ nghèo, cả nhà chỉ trông chờ vào ít đất ruộng, chạy cơm từng bữa, cuộc sống thiếu thốn. Sau khi trở thành đối tượng được hưởng lợi từ dự án, tôi đã được hỗ trợ trên 3 triệu đồng để mua lợn giống, thức ăn... đồng thời được tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Ngay sau đó, tôi bắt tay chăn nuôi lợn, đến nay đã cho xuất chuồng một lứa thu được 6 - 7 triệu đồng, chọn con giống tốt nhất luân chuyển cho các hộ nghèo khác, hiện đang chăm sóc lứa thứ 2. Tích cóp mọi nguồn thu, tôi tu sửa được ngôi nhà khang trang hơn, kinh tế gia đình cũng khá hơn trước đây nhiều lắm”.

Giống như gia đình anh Nhịp, anh Hoàng Văn Tiến ở thôn Ngòi Tàu, xã Liễu Đô cũng vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình này. Anh Tiến chia sẻ: “Trước hết tôi xin cảm ơn những chính sách của Đảng và Nhà nước đã cho và tạo điều kiện cho chúng tôi “cần câu cơm”. Chúng tôi sẽ cố gắng tập trung làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, đẩy lùi cái đói, cái nghèo”.

Để đạt được kết quả này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện luôn đặt chương trình giảm nghèo vào tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời việc triển khai thực hiện đều có sự lồng ghép các chương trình khác. Thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện tập trung chỉ đạo sát sao xuống đến cơ sở, phù hợp với điều kiện từng nơi để triển khai các mô hình.

Mặt khác, việc rà soát, bình xét các hộ nghèo phải dân chủ và công khai. Thực tế cho thấy nhiều mô hình giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả nhất định và đã được nhân rộng. Năm 2011, mô hình nuôi lợn nái sinh sản được triển khai ở 3 xã: Liễu Đô, Minh Xuân, Tân Lĩnh với 63 hộ nghèo tham gia, hiện 37 hộ có lợn nái đã sinh sản được lứa thứ nhất với tổng số 245 lợn con, chuyển giao, nhân rộng thêm cho 29 hộ nghèo khác trên địa bàn.

Sang năm 2012, mô hình được nhân rộng thêm 3 xã: Lâm Thượng, Mai Sơn, Khánh Thiện với 69 hộ tham gia. Đến nay đã nghiệm thu xong giống, các hộ gia đình được thụ hưởng cam kết chăn nuôi chăm sóc theo quy chế của dự án. Những mô hình trên đã làm hoạt động giảm nghèo ngày càng phong phú, hiệu quả, gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, những năm gần đây, tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, nhất là các hộ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: “Hiện tổng số hộ nghèo đang thụ hưởng dự án này trên địa bàn huyện là 132. Mô hình đã giúp hộ nghèo từng bước giảm bớt khó khăn, có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Thế nhưng, một bộ phận người dân nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm vươn lên vượt qua đói nghèo; nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân tham gia dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc đầu tư sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình; nông dân còn hạn chế trong tiếp cận với khoa học kỹ thuật nên việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến tận nông dân vẫn chưa đồng đều, công việc này cần phải có nhiều thời gian và sự kiên trì”.

Thời gian tới, để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, ngoài dự án hỗ trợ giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, các hộ nghèo phải thay đổi nhận thức, từ bỏ những tập quán lạc hậu, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất hàng hóa; có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết theo quy chế dự án. Có như vậy, các mô hình giảm nghèo mới đạt hiệu quả bền vững.

 Minh Tuấn

Các tin khác

Dữ liệu sẽ hỗ trợ NHNN thực hiện quản lý, giám sát hoạt động, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa

Theo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến góp ý trước ngày 10/5/2013.

Một xưởng chế biến sắn lát khô ở Văn Yên.

YBĐT - Sau một vài vụ sắn “đỏng đảnh” thì thời tiết năm 2012 khá thuận lợi, cùng với tích cực đưa các giống mới và áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững nên năng suất, sản lượng sắn ở Văn Yên tăng khá. Được mùa, nay giá sắn cũng tương đối ổn định, nhiều gia đình thu cả trăm triệu đồng tiền sắn.

Không tăng giá dù xăng dầu đang lỗ.

Bộ Tài chính cho biết, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đang lỗ từ 158 - 297 đồng/lít. Để tránh một đợt tăng giá, liên Bộ Tài chính - Công Thương cho phép doanh nghiệp tăng mức trích sử dụng Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng thêm 100 - 200 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục