Khi rừng là cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/3/2013 | 9:42:51 AM

YBĐT - Văn Chấn hiện có hơn 71.151 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 45.538 ha, rừng trồng gần 25.613ha, độ che phủ rừng đạt 57%. Không chỉ đóng vai trò quan trọng là "lá phổi xanh" bảo vệ môi trường, rừng còn mang lại nguồn lợi to lớn về kinh tế, tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, giúp người dân Văn Chấn tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.

Đồng bào Mông xã Suối Giàng cùng cán bộ kiểm lâm trồng rừng vụ xuân.
Đồng bào Mông xã Suối Giàng cùng cán bộ kiểm lâm trồng rừng vụ xuân.

Biến đồi hoang thành rừng kinh tế…
Chúng tôi có dịp trở lại thôn Suối Mùa - nay là tổ dân phố 1 của thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Trên con đường bê tông mới bên cạnh những nếp nhà khang trang, những tiếng cười đùa trong trẻo của trẻ thơ đã thể hiện rõ sự đổi thay đáng kể trong đời sống kinh tế ở mảnh đất gắn bó của người thanh niên có "tình yêu lớn" với rừng.

Gần 10 năm về trước, cái tên Phạm Hữu Khánh bắt đầu được nhiều người biết đến với ý chí dám nghĩ, dám làm. Khi mà chưa có ai dám dành toàn bộ diện tích đất đồi để trồng rừng kinh tế thì đầu năm 2004, Khánh đã lăn lộn với rừng, phá bỏ cây lau lách, nâng niu từng bầu giống keo để mang lên phủ xanh diện tích đất đồi của gia đình.

Đến nay, anh đã sở hữu 240ha rừng keo, bạch đàn tại các xã Suối Quyền, Suối Giàng, Phù Nham..., duy trì vườn ươm cung cấp 2 triệu cây giống/năm cho thị trường. Anh tâm sự: "Sức trẻ đã giúp mình vượt qua khó khăn, vất vả".

Chia tay anh Phạm Hữu Khánh, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại đồi rừng của thủ lĩnh thanh niên xã Sơn Thịnh. Mặc dù sống tại xã trung tâm huyện lỵ nhưng anh Đặng Thanh Thủy quyết tâm bám đất, bám rừng, phát huy hiệu quả nguồn đất đai rộng lớn của gia đình, khai thác thêm các diện tích đất đồi hoang tại thôn Văn Thi 4 để phát triển kinh tế trang trại.

Là thủ lĩnh Đoàn, đồng thời cũng là người trụ cột trong gia đình, anh Thủy trở thành người đoàn viên đi đầu đưa màu xanh của rừng kinh tế phủ tại xã Sơn Thịnh. Từ năm 2001, gia đình anh đã đưa giống cây bạch đàn phủ xanh 2ha đất đồi. 12 năm gắn bó với rừng, gia tài của Thủy giờ đã là 25ha rừng khoanh nuôi tái sinh, 25 ha keo, bạch đàn, trám, lim, quế.

Trong vài năm gần đây, từ việc tỉa thưa, loại bỏ những cây gỗ xấu, gia đình anh có thêm nguồn thu nhập 40 triệu đồng/ năm, đã trừ chi phí. "Tâm huyết của mình đã đơm hoa kết trái, nhiều bạn trẻ Sơn Thịnh và các địa phương khác đã đến học tập kinh nghiệm để làm theo. Nhưng nếu đường giao thông thuận lợi hơn, gia đình mình có thể tăng gấp đôi thu nhập từ rừng như hiện nay" - anh Thủy phấn khởi tâm sự.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Chấn hướng dẫn đồng bào Mông kỹ thuật trồng rừng.

Thay đổi từ nhận thức đến hành động
Năm 2006, huyện Văn Chấn bắt đầu phát động phong trào trồng rừng kinh tế đến nhân dân. Trước đó nhân dân trong huyện chủ yếu chăm sóc, bảo vệ các diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh và trồng thêm rừng lâm nghiệp xã hội. 8 năm nay, rừng kinh tế đã trở thành một phần không thể thiếu của một bộ phận nhân dân, bình quân mỗi năm có khoảng 1.000ha rừng kinh tế được trồng mới và trồng dặm, bổ sung những diện tích kém chất lượng. Trong vòng 7 năm qua diện tích rừng kinh tế toàn huyện đạt hơn 8.800ha.

Ông Vũ Thanh Bình - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện cho biết: "Ngoài việc giải thích lợi ích của rừng kinh tế cho các hộ dân, cán bộ kỹ thuật Hạt Kiểm lâm huyện còn tuyên truyền việc chuyển đổi thời vụ trồng rừng, hướng dẫn nhân dân quy trình, kỹ thuật, cách chọn cây giống phù hợp với đặc điểm từng địa phương.

Nhờ đó ngày càng có nhiều hộ gia đình mạnh dạn gắn bó với rừng. Phấn khởi nhất là đồng bào các dân tộc Mông, Dao đã tích cực bảo vệ và phát triển rừng, không phá rừng như trước kia". Quả thực giờ đây, người Mông đã biết quý trọng đất đai, biết tận dụng sức lao động, khai hoang phát triển ruộng nước, gieo cấy lúa hai vụ, trồng ngô, đảm bảo an ninh lương thực.

Nhiều gia đình đã tích cực trồng rừng; điển hình là mô hình 15ha quế của hộ gia đình ông Giàng A Phử - thôn Sài Lương 4 - xã An Lương, mô hình 4ha quế, mỡ của ông Giàng A Vư - thôn Nà Nọi - xã Sùng Đô. Đặc biệt, đi đầu trong phong trào này là Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng- anh Giàng A Đằng. "5ha rừng ngày càng xanh tốt của anh Đằng đã giúp tôi có thêm tự tin để trồng mới 2ha rừng.

Bây giờ trồng rừng thực sự là cuộc sống, là kinh tế của người dân rồi" - anh Sùng A Hành - người dân xã Suối Giàng cho biết. Suối Giàng bây giờ đã có 1.795,1ha rừng, trong đó diện tích quế là 14,5ha. Đây là kết quả bước đầu từ việc thay đổi nhận thức của người Mông với công tác phát triển rừng, giữ rừng và phấn đấu có nguồn thu từ rừng.

Từ sự thay đổi về nhận thức và hành động ấy, mỗi năm đã có hàng triệu cây xanh được các đơn vị và nhân dân trong huyện ươm trồng. Năm 2013 các hộ dân đã đăng ký trồng 1.636,9 ha rừng kinh tế; trong đó có 60,2ha keo, 956,8 ha mỡ; 619,9 ha quế, nâng tổng diện tích rừng sản xuất trong toàn huyện lên trên 23.560ha.

Trong tương lai, đây sẽ là nguồn lợi kinh tế đáng kể của các hộ dân, là nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến trong sinh hoạt và sản xuất, cung cấp trữ lượng gỗ củi cho thị trường. Song, điều quan trọng hơn cả là màu xanh của những cánh rừng sẽ giữ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, góp phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu đối với thiên nhiên cho vùng cao Văn Chấn.

Thanh Huyền

Các tin khác
Đối với nhà ở thương mại, vốn ưu đãi chỉ dành cho nhà có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Ngân hàng Nhà nước sẽ bơm 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho vay thuê, mua nhà ở với lãi suất 6%/năm trong 3 năm đầu tiên

Theo Thông tư 11, từ 15-4 CSGT bắt đầu xử lý xe không chính chủ.

Mặc dù Bộ GTVT chưa đồng ý với thời gian xử phạt xe không chính chủ nhưng đại diện Bộ Công an khẳng định vẫn thực hiện và ra Thông tư 11 để triển khai. Theo đó, từ 15-4 xe máy, ô tô mua bán không sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt.

Cán bộ kiểm lâm Trạm Bản Dõng, Văn Chấn hướng dẫn người dân cách đào hố trồng cây trẩu.

YBĐT - Lâu nay, Văn Chấn (Yên Bái) đã đưa nhiều loại cây vào trồng thử ghiệm nhưng hiệu quả không cao. Trồng rừng vụ xuân 2013, huyện Văn Chấn quyết định đưa cây trẩu, một loại cây bản địa có giá trị kinh tế khá cao vào trồng với diện tích 200ha.

Kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất 2 tháng năm 2012 và 2 tháng năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Hải Quan.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tháng 2/2013 đạt 14,39 tỷ USD, giảm 35,1% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu đạt 7,15 tỷ USD, giảm 37,7% và nhập khẩu là 7,24 tỷ USD, giảm 32,3%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục