Văn Chấn: Đưa cây trẩu vào trồng rừng vụ xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2013 | 2:44:17 PM

YBĐT - Lâu nay, Văn Chấn (Yên Bái) đã đưa nhiều loại cây vào trồng thử ghiệm nhưng hiệu quả không cao. Trồng rừng vụ xuân 2013, huyện Văn Chấn quyết định đưa cây trẩu, một loại cây bản địa có giá trị kinh tế khá cao vào trồng với diện tích 200ha.

Cán bộ kiểm lâm Trạm Bản Dõng, Văn Chấn hướng dẫn người dân cách đào hố trồng cây trẩu.
Cán bộ kiểm lâm Trạm Bản Dõng, Văn Chấn hướng dẫn người dân cách đào hố trồng cây trẩu.

Cuộc sống của người dân các xã vùng cao Văn Chấn: Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội… vô cùng khó khăn. Từ nhiều năm nay, không chỉ thiếu nước sản xuất mà còn thiếu nước sinh hoạt, một bộ phận dân cư buộc phải di cư tự do và di cư có qui hoạch, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của đồng bào. Mặc dù mấy năm gần đây, nguồn thu nhập của người dân được nâng lên nhưng mức sống của đại bộ phận nhân dân các xã vùng cao đều rất thấp.

Để giúp người dân có cuộc sống ổn định và tạo nguồn sinh thủy, theo nguyện vọng của người dân, từ năm 2013, huyện Văn Chấn quyết định đưa cây trẩu vào trồng ở các xã vùng cao: Nậm Búng, Tú Lệ, Gia Hội, Sùng Đô, Nghĩa Sơn… với diện tích 200ha.

Ông Vũ Thanh Bình - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: “Cây trẩu vốn là cây bản địa, cách đây khoảng 20 năm, bà con một số thôn bản ở các xã vùng cao đã lấy hạt về trồng. Ưu điểm của cây trẩu là lớn nhanh, thích ứng với mọi điều kiện thổ nhưỡng, chịu được hạn hán, chịu được lạnh. Gỗ loài cây này có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp gỗ dán, ván dăm, ván ép, đóng đồ mộc thông dụng và làm nguyên liệu sản xuất nấm ăn rất tốt. Hạt trẩu dùng trong công nghiệp sơn, chất dẻo, da nhân tạo và thuốc chữa bệnh”.

Ông Vì Văn Một, thôn Nậm Tộc 2, xã Nghĩa Sơn cho hay: “Vùng đất này khí hậu rất khắc nghiệt, nhà tôi chỉ có gần một héc-ta đã trồng nhiều loại cây nhưng hiệu quả kinh tế không cao, vài năm trước chuyển sang trồng sắn song chỉ được vài vụ đầu. Những năm 70 của thế kỷ trước, cây trẩu đã được bà con lấy hạt về trồng ở khắp nơi, chỗ nào cây cũng sống được, có cây to ôm vòng tay không hết. Mới đầu trồng để lấy gỗ, làm chuồng trâu, bờ rào… và mấy năm nay, người Trung Quốc sang thu mua hạt. Giá hạt cả vỏ 6.000 đồng/kg, hạt đã bóc vỏ giá 12.000 đồng/kg, nếu có nhiều bán cũng cho thu nhập rất khá”.

Khi huyện Văn Chấn có chủ trương đưa cây trẩu vào trồng ở đây, ông Một rất đồng tình vì ông hiểu rõ trẩu vốn là loại cây bản địa, không lo cây không sống được, còn gỗ và quả cũng có thể bán với giá cao. Ông quyết định đăng ký trồng trên diện tích rừng kinh tế của gia đình. Ông Vì Văn Vân - Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn cho biết: “Năm 2013, xã đăng ký trồng 10ha trẩu trên diện tích rừng kinh tế. Người dân rất ủng hộ do trồng trẩu có nguồn thu nhập, hứa hẹn giúp cho nhiều hộ gia đình đỡ khó khăn hơn”.

Nhiều hộ đã tự nguyện chuyển đổi từ đất nương rẫy kém hiệu quả sang trồng trẩu, nếu thành công thì diện tích trẩu sẽ được mở rộng ra nhiều xã khác. Kế hoạch năm 2013, huyện Văn Chấn sẽ trồng 200ha rừng kinh tế bằng cây trẩu. Đây là loại cây có lợi ích kép đang được người dân nhiệt tình tham gia.

Anh Dũng

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục