Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/3/2013 | 3:17:29 PM

YBĐT - Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đến đời sống của con người, là vấn đề được các nhà khoa học và quản lý quan tâm. BĐKH gây ra thiên tai, bão lũ, hạn hán, bệnh tật gia tăng…

Biến đổi khí hậu gây sạt lở đất làm ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của xã hội.
Biến đổi khí hậu gây sạt lở đất làm ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của xã hội.

Trong Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chính phủ khẳng định: "Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn".

Là một trong những tỉnh miền núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có địa hình đa dạng, phức tạp phần lớn là đất đồi rừng, có nhiều sông ngòi và mặt nước, vì vậy, Yên Bái là tỉnh chịu tác động khá lớn của BĐKH. Những năm gần đây, trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh luôn quan tâm đến những yếu tố tác động ảnh hưởng tới môi trường, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và các tác nhân trực tiếp có thể gây ảnh hưởng tới BĐKH nhằm phát triển kinh tế bền vững.

Trong những năm qua, cùng với nỗ lực đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm ứng phó với BĐKH bước đầu đã được quan tâm thực hiện.

Trong đó có những đề tài, dự án (ĐTDA) trực tiếp nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến BĐKH, ĐTDA nghiên cứu những tác nhân gây ảnh hưởng, ĐTDA nghiên cứu biện pháp hạn chế và ứng phó với BĐKH... Đó là: Dự án khoa học (DAKH) Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất giấy đế tại Yên Bái, DAKH Xây dựng bản đồ ngập nước lưu vực sông Hồng và vùng hồ Thác Bà trong mùa mưa bão, Đề tài Điều tra hiện tượng ô nhiễm Arasen và mức độ thiếu hụt ion trong đất và trong nước ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng vùng Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái, Đề tài Điều tra, khảo sát bức xạ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Đề tài Điều tra, nghiên cứu các hiện tượng trượt đất và lũ quét trên địa bàn tỉnh Yên Bái; đề xuất biện pháp phòng tránh và giảm thiểu hậu quả do chúng gây ra…

Các ĐTDA nghiên cứu liên quan đến ứng phó với BĐKH: Đề tài khoa học Nghiên cứu các biện pháp sinh học, hóa học và canh tác để phục hồi khả năng sản xuất của đất thoái hóa ở huyện Văn Yên, Đề tài nghiên cứu khoa học Điều tra, đánh giá tài nguyên đất trồng cây nông nghiệp làm căn cứ khoa học để đề xuất hướng bố trí cây trồng hợp lý cho các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên và thành phố Yên Bái, DAKH Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học Biomix-1 trong xử lý rác thải và chế phẩm Biomix-2 trong xử lý nước rỉ từ rác tại Yên Bái, DAKH Phát triển ứng dụng bơm xoắn ốc quay bằng sức nước của sông, suối để tưới cây trồng tại huyện Văn Chấn, DAKH Đánh giá tiềm năng một số khoáng sản phi kim loại (phụ gia xi măng, nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, Serixit) trên địa bàn tỉnh Yên Bái và đề xuất công nghệ khai thác, chế biến,

Đề tài Ứng dụng chế phẩm sinh học và thực vật thuỷ sinh xử lý nước thải từ chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Yên Bái, Dự án Xây dựng mô hình canh tác trên đất nương rẫy của đồng bào Mông huyện Trạm Tấu theo hướng bền vững kết hợp nông - lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc, Dự án Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc áp dụng kỹ thuật cải tạo đất đồi thành các nền bậc thang cạn tại huyện Mù Cang Chải... Kết quả các ĐTDA hiện nay được lưu giữ tại Sở Khoa học - Công nghệ (KHCN).

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm như: trong triển khai nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN chưa có một định hướng nào cụ thể về vấn đề ứng phó với BĐKH, vì vậy, đề xuất và triển khai các ĐTDA liên quan tới ứng phó với BĐKH chỉ mang tính chất tự phát, chưa có những nghiên cứu trực tiếp và sâu về vấn đề này; sự hiểu biết về BĐKH của đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh còn hạn chế, thiếu những đề xuất cho các ĐTDA về điều tra, nghiên cứu về BĐKH;

Phần lớn các ĐTDA nghiên cứu về lĩnh vực BĐKH, bảo vệ môi trường đều do các cơ quan nghiên cứu trung ương đề xuất và thực hiện; công tác triển khai, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phần lớn chỉ quan tâm tới mục tiêu chính đề ra (thường là mục đích kinh tế) mà chưa thực sự quan tâm tới mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế kỹ thuật với mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững môi trường và ứng phó với BĐKH; ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt bảo vệ hệ sinh thái trong nông nghiệp của người dân chưa cao.

Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái khá cao, tuy nhiên, nguy cơ tác động ảnh hưởng đến BĐKH cũng không nhỏ. Tốc độ đô thị hóa nhanh có nguy cơ làm mất cân bằng hệ sinh thái, rác thải sinh hoạt tại đô thị ngày càng tăng gây ô nhiễm môi trường, việc khai thác và phá rừng bừa bãi, phát rừng, đốt rừng làm nương rẫy không theo quy hoạch, khai thác quá mức tài nguyên đã làm gia tăng hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thiên nhiên khác, gây ra những  hậu quả nặng nề...

Những hạn chế, yếu kém cùng với tác động của BĐKH toàn cầu và hội nhập quốc tế đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH nhiều thách thức lớn cả trước mắt và lâu dài. Vì vậy, phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH là vấn đề cần thiết, cấp bách và là trách nhiệm của toàn hệ thống. Các giải pháp ứng phó với BĐKH phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm trọng điểm.

Để việc phát triển kinh tế gắn với ứng phó với BĐKH thực sự có hiệu quả, trong thời gian tới, cần xây dựng kế hoạch, các chương trình hành động cụ thể. Hàng năm, tỉnh nên có sự định hướng, đồng thời đầu tư nguồn kinh phí nhất định cho công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN gắn phát triển kinh tế với ứng phó BĐKH; khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu KHCN hiện đại, sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới trong giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới phát triển kinh tế các bon thấp (mô hình phát triển nền kinh tế theo hướng sử dụng/tiêu thụ ít năng lượng, ít thải chất ô nhiễm và khí thải CO2) và tăng trưởng xanh.

Đặc biệt, cần có những ưu tiên cho nghiên cứu trực tiếp về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của BĐKH đối với phát triển kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, tiêu dùng ; tổ chức các chương trình đào tạo và tuyên truyền nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ và nhận thức của người dân về BĐKH, bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học; phát hiện, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường ; các dự án phát triển kinh tế cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường (xử lý rác thải, xử lý chất thải của các nhà máy, các cơ sở sản xuất).

Đặc biệt phải quan tâm đến đánh giá tác động môi trường nhất là các dự án chuyển đổi đất rừng sang các mục đích khác (đề nghị các dự án phải có đánh giá tác động môi trường và phải có xác nhận của cơ quan chức năng). Bên cạnh đó, rà soát quy hoạch lại đất rừng, giao đất, giao rừng, quy hoạch phân bổ lại đất nương rẫy, giao đất nương rẫy ổn định, hạn chế tiến tới kiên quyết chấm dứt việc đốt rừng làm nương rẫy, hạn chế tới mức thấp nhất xảy ra cháy rừng.

Để đảm bảo an ninh lương thực và ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động do mưa lũ gây ra, cần triển khai ra diện rộng việc áp dụng biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc và đất nương rẫy, đẩy mạnh nghiên cứu các ĐTDA theo hướng ứng dụng và tìm các vật liệu thay thế cho gỗ rừng, vật liệu nhẹ, khuyến khích và tiến tới có chính sách hỗ trợ sử dụng năng lượng tái tạo để giảm phát thải khí nhà kính.                          

Hồ Đức Hợp

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục