Đòn bẩy giúp hộ nghèo phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/3/2013 | 10:37:01 AM

YBĐT - Những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn (Yên Bái) luôn ưu tiên, tạo điều kiện giải ngân cho vay nguồn vốn hộ nghèo và vốn dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, xem đó là đòn bẩy để giúp người dân thoát nghèo, nâng cao đời sống mọi mặt.

Với nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, gia đình anh Sùng A Của đầu tư vào chế biến chè, từng bước thoát nghèo.
Với nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, gia đình anh Sùng A Của đầu tư vào chế biến chè, từng bước thoát nghèo.

Nhìn 3 cặp trâu trị giá cả trăm triệu đồng ít ai nghĩ rằng chỉ 4 năm trước đây thôi gia đình chị Nguyễn Thị Phượng thôn Văn Tứ, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn là hộ nghèo nhất thôn. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Văn chấn mà những người nghèo như chị Phượng mới có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Thôn Văn Tứ 2, xã Đồng Khê trước đây có 32 hộ nghèo, từ năm 2005 đến nay, thông qua nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Thế Long - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn thôn Văn Tứ cho biết: Trước đây, 32 hội viên của tổ đều là hộ nghèo, sau hơn năm năm được vay vốn sản xuất, đến nay 70% số hộ đã thoát nghèo. Hộ vay nhiều nhất là 30 triệu đồng đầu tư mua con giống phát triển chăn nuôi hoặc đầu tư thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Gia đình anh Sùng A Của, thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng là hộ nghèo của thôn, mới đây được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH đầu tư hai máy sao chè. Của tâm sự: “Chè Suối Giàng nổi tiếng cả nước, tư thương đến tận xã mua cả chè búp tươi với chè khô, nếu bán búp tươi thì giá thấp nhưng nếu làm chè xanh rồi bán thì lãi lắm. Cuối năm 2012, thông qua Hội Nông dân xã, tôi được vay NHCSXH 30 triệu đồng để đầu tư mua hai máy sao chè.

Bây giờ đang bắt đầu vào vụ, hai máy hoạt động liên tục mỗi ngày thu về vài trăm nghìn, nếu thuận lợi 2-3 năm nữa tôi có thể trả được gốc cho ngân hàng”. Xã Suối Giàng vẫn còn 72% hộ nghèo, chủ yếu là người dân tộc Mông, qua nguồn vốn vay, người dân đầu tư vào cải tạo chè, chăn nuôi, trồng ngô, sắn, nhiều hộ đang từng bước thoát khỏi đói nghèo.

Ông Mùa A Giàng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Giàng cho biết: Thủ tục cho hộ nghèo vay vốn ngày càng đơn giản, giảm giấy tờ và sự rườm rà, phiền hà không cần thiết; đồng vốn được giải ngân đúng địa chỉ và được hỗ trợ, tư vấn, giám sát sử dụng đúng mục đích đã phát huy hiệu quả.

Phó giám đốc NHCSXH Văn Chấn - Đỗ Long Thảo cho biết: “Nếu các ngân hàng thương mại đặt mục tiêu là lợi nhuận thì NHCSXH lại đặt hiệu quả xã hội và lợi ích các đối tượng vay vốn lên trên hết. Chính vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là làm sao đồng vốn vay đến được với người nghèo, người gặp khó khăn nhanh nhất, thuận lợi nhất.

Năm 2013, ngoài một số chương trình cho vay theo đúng các đối tượng đã triển khai, Ngân hàng sẽ ưu tiên vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn, đồng thời, chủ động huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đặc biệt, Ngân hàng tập trung cho chương trình hỗ trợ người nghèo chưa có nhà ở, nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số, đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt”. Để nguồn vốn chính sách đến được tận tay người dân nghèo, NHCSXH huyện Văn Chấn đã phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương bình xét đúng đối tượng, bảo đảm tính công khai, minh bạch, giải ngân kịp thời cho người dân, tránh được những thất thoát, những tiêu cực không đáng có.

Thông qua nguồn vốn của NHCSXH cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, trong 10 năm qua, huyện Văn Chấn đã có 31.794 lượt hộ nghèo được tiếp thêm nguồn lực vượt qua khó khăn.

Anh Dũng

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục