Khống chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/6/2013 | 7:58:15 AM

Sau gần 6 tháng phối hợp triển khai quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được khống chế.

Đây là thông tin được công bố tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia súc, gia cầm ngày 4/6. Theo các thành viên Ban Chỉ đạo, kết quả này là nhờ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như các văn bản của các bộ, ngành liên quan.

Đặc biệt, việc triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh sản phẩm gia cầm, gia cầm nhập khẩu trái phép đã góp phần ngăn chặn thành công dịch cúm gia cầm trong thời gian ngắn.

Theo đại diện Bộ Y tế, đến nay, dịch cúm A/H5N1 trên người cũng đã được khống chế và chưa ghi nhận trường hợp người nhiễm cúm A/H7N9.

Liên quan đến việc ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới, đại diện Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua  lực lượng quản lý thị trường thực hiện quyết liệt trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc tiêu hủy tại chỗ gia cầm và các sản phẩm gia cầm vận chuyển trái phép.

Tuy vậy, Ban Chỉ đạo lưu ý các địa phương và người chăn nuôi không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh gia súc, gia cầm bởi diễn biến thời tiết phức tạp đang làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm; khả năng tái phát của các ổ dịch cũ…

Do vậy, một trong những giải pháp được đưa ra là các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch cúm A/H7N9 và A/H5N1. Theo đó, chủ động giám sát lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác: Tuân thủ các quy định về con giống, khuyến cáo áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi.

Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cảnh báo: “Thực tế thời gian qua, các ổ dịch cúm gia cầm không còn những ổ dịch lớn mà là các ổ dịch nhỏ lẻ, vì vậy công tác giám sát và phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng trong khống chế dịch”.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường dự phòng 40 triệu liều vắc xin phòng cúm gia cầm để cấp cho các địa phương trong trường hợp dịch cúm xảy ra.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục