Đôi điều về đồng phục học sinh
- Cập nhật: Thứ ba, 10/9/2013 | 2:28:15 PM
YBĐT - Năm học mới, câu chuyện về đồng phục của các cô, cậu học trò với tiêu chí đơn giản, trang nhã, đảm bảo sự trong sáng, phù hợp với túi tiền vẫn là đề tài được nhiều phụ huynh quan tâm.
Mặc đồng phục sẽ tạo cho học sinh tự hào, yêu quý về ngôi trường của mình.
|
Chị Thu Hà, một phụ huynh có con đang học lớp 8 tại một trường trung học cơ sở ở thành phố Yên Bái cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm học, tôi lại đăng ký mua áo đồng phục mới cho con. Tuy nhiên, lần nào mua áo tôi cũng thất vọng vì chất lượng không đảm bảo, vải mỏng, nhanh nhàu, chóng ngả màu... Thậm chí chỉ qua vài lần giặt, chiếc áo cứ mỏng ra, làm con mình không tự tin khi xuất hiện nơi đông người”.
Cùng ý kiến với chị Hà, chị Hồng Anh có con học ở một trường tiểu học cho biết: “Khi mua áo đồng phục ở trường, tôi đã chọn lựa rất kỹ song chiếc áo mà con mình mặc vừa chiều dài thì rộng chiều ngang, vừa chiều ngang thì dài gần đầu gối. Chọn lựa mãi không xong, tôi cũng đành phải nhận rồi mang ra hiệu may ngoài cắt ngắn lại”.
Còn chị Linh, chị Hương có con học tiểu học cũng phàn nàn rằng, áo đồng phục ở nhà trường giá 65.000 đồng/chiếc cũng không rẻ nhưng nhà trường nên yêu cầu nhà may phải may chắc chắn. Vì lần nào con mang áo về, các chị cũng phải ra hiệu may ngoài chần lại các đường chỉ, nếu không vài hôm thì áo lại rách nách, túi áo sứt...
Các chị còn kể chuyện về trường hợp một em học sinh lớp 9. Năm học mới này, em đăng ký nhà trường mua quần áo đồng phục mới, cỡ gần lớn nhất. Nhìn hình thức bên ngoài, chiếc áo mới có hình thức thật đẹp, trắng tinh, phù hiệu xanh ngay ngắn. Song mới bước sang tập nghi thức khai giảng buổi thứ hai, hàng cúc cứ lần lượt “rụng như sung”, hai hàng chỉ bên nách tuột dần dần làm cháu phát ngượng trước bạn bè mà phải bỏ dở buổi tập.
Không chỉ có chuyện về chất lượng, hình thức mà giá cả và cách thức bán đồng phục của mỗi trường cũng khác. Có trường, mỗi phụ huynh phải mua cho con 2 áo sơ mi (1 áo cộc tay, 1 áo dài tay), 2 áo rét (1 áo mỏng, 1 áo dày) với giá gần 300.000 đồng để mặc vào thứ hai và các ngày lễ. Có trường thì yêu cầu phụ huynh mua 3 áo sơ mi (2 áo cộc tay, 1 áo dài tay), 2 áo rét (1 áo mỏng, 1 áo dày) với giá gần 500.000 đồng và yêu cầu học sinh mặc đồng phục cả tuần. Đấy là với các bé trai, còn với các bé gái có phần rườm rà hơn. Khi mua áo đồng phục, các bé gái có thêm váy rời và tùy theo từng trường quy định về việc mặc đồng phục, có bé cần mua 2 chân váy hoặc 1 chân váy.
Với đại bộ phận phụ huynh đều cho rằng, giá cả và yêu cầu như vậy là phù hợp song cũng vẫn còn không ít bậc phụ huynh “lăn tăn”. Cá biệt, có trường không căn cứ nhu cầu của phụ huynh học sinh mà đăng ký may đồng phục theo số lượng học sinh đang có, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không thay đổi hình dáng, đồng phục được giữ gìn cẩn thận và còn mặc được nhưng vẫn phải nộp tiền mua đồng phục mới.
Rõ ràng, việc mặc đồng phục đã từ lâu trở thành nét văn hóa học đường và được hầu hết các trường phổ thông trong toàn quốc thực hiện. Tuy nhiên, việc quy định mặc đồng phục ở các trường học cũng không nên quá cứng nhắc. Đặc biệt, yếu tố về chất lượng, giá cả luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh coi trọng khi chi phí đầu năm học học thực sự là khó khăn của nhiều gia đình có thu nhập thấp, trung bình và hộ nghèo. Với loại trang phục dành cho lứa tuổi học sinh này, các nhà trường cũng nên quan tâm đến hình thức, bền, chắc, giá cả cần có sự thống nhất và thống nhất giữa các trường (áo trắng, quần tối màu, có phù hiệu). Có như vậy, việc sử dụng đồng phục mới có hiệu quả, thiết thực, tránh lãng phí, tốn kém. Bên cạnh đó, việc in logo trường trên đồng phục cũng là điều nên làm bởi sẽ tạo cho các em học sinh thêm yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình.
Điều 4. Tiêu chuẩn đồng phục 1. Đồng phục mùa hè bao gồm: Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông 1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần. (Theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên) |
Nguyễn Thanh
Các tin khác
YBĐT - Với 16 thôn, bản, trên 2.000 hộ, gồm 12 dân tộc cùng sinh sống, những năm qua, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) luôn đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương đến 100% số hộ dân, do vậy, số vụ việc liên quan đến an ninh trật tự (ANTT) hàng năm đều giảm, địa bàn nhiều năm không xảy ra trọng án.
YBĐT - Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo”, đông đảo hội viên phụ nữ xã Gia Hội (Văn Chấn) tích cực tham gia.
Bộ GD-ĐT cho biết, ở một số địa phương và nhà trường việc tổ chức mặc đồng phục cho học sinh, sinh viên (HSSV) chưa thực hiện đúng quy định, gây phiền hà, tốn kém cho gia đình HSSV và bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là vào dịp đầu năm học mới.
Người nước ngoài vào làm việc có thu nhập tại Việt Nam phải có giấy phép lao động trước khi nhập cảnh.