Trở ngại trong xóa mù chữ cho đồng bào vùng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/9/2013 | 2:39:55 PM

YBĐT - Là xã điểm thực hiện chương trình xóa mù chữ (XMC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) độ tuổi từ 15 - 45, hè 2013, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải đã huy động 159 học viên tham gia, chuẩn bị chu đáo điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học tại các điểm lớp đạt chất lượng.

Với những phụ nữ lớn tuổi, việc dạy chữ trở nên khó khăn hơn.
Với những phụ nữ lớn tuổi, việc dạy chữ trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên của nhà trường được bố trí giảng dạy tại 5 điểm lớp và 10 tình nguyện viên trong đội trí thức trẻ tình nguyện của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, gần 40 học sinh THPT là con em ở địa phương này đã được huy động tham gia phụ giảng tại các lớp XMC trên địa bàn.

Có mặt tại Trường Tiểu học La Pán Tẩn là một trong 5 địa điểm tổ chức các lớp XMC hè 2013. Trong 3 giáo viên giảng dạy tại lớp học này thì có 2 cô là sinh viên năm cuối của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Họ là 2 trong số 10 tình nguyện viên trong đội trí thức trẻ tình nguyện của nhà trường tình nguyện tham gia các lớp XMC cho đồng bào vùng cao dịp hè này.

Là lớp XMC cho đồng bào DTTS nên học viên của lớp chiếm đa phần là phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 45, không ít học viên lần đầu học được học chữ. Chính vì thế, dù phải đi bộ vượt rừng trong đêm hay địu thêm con nhỏ đến lớp vẫn không khiến các chị nản chí.

Trái lại, điều giữ chân các chị với lớp học này chính là niềm hứng thú được khám phá điều mới lạ từ những con chữ. Hỏi chuyện Lý Thị Thu ở bản La Pán Tẩn - một trong những học viên trẻ của lớp. Thu kể: “Lần đầu tiên đến lớp học chữ cũng ngại nhưng lại thấy có nhiều chị, nhiều bác cũng đi học nên tôi không còn ngại nữa. Trước đây nhà nghèo thấy bố mẹ khổ quá nên tôi chỉ học hết lớp 2 thôi. Mình là con gái lớn thì phải ở nhà làm việc giúp bố mẹ, không được đi học đâu. Bây giờ thì khác rồi, con trai, con gái cũng cho đi học hết. Mấy hôm trước, có cán bộ xã đến nhà vận động đi lớp học xóa mù chữ, chồng tôi bảo biết chữ rồi, vợ chưa biết thì phải đi học về còn làm ruộng nước giỏi, biết nuôi con trâu, con lợn, dạy chữ cho con gái, con trai…”.

Chị Lý Thị Dông, 35 tuổi cùng bản không còn ngại ngùng như lúc đầu mới gặp, vui vẻ bắt chuyện: “Đi học được hơn 3 tuần mình đã biết viết tên mình, tên con. Học được cái chữ biết viết, biết đánh vần, đọc được nhiều thứ thích lắm. Bây giờ không còn phải điểm chỉ nữa nhưng nếu không học chữ cô giáo dạy mà cứ đi nương nhiều thì cái chữ cũng “rơi” đi mất ít đấy!”. Câu nói thật thà của Lý Thị Dông cũng là điều trăn trở của những thầy giáo cô giáo tâm huyết với những lớp học này. 

Theo cô giáo Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Pán Tẩn, thực tế, tỷ lệ nữ mù chữ và tái mù chữ trên địa bàn xã khá cao. Quá trình giảng dạy đối tượng học viên này tương đối khó khăn bởi phần lớn chị em theo học trước đây chưa được đến trường, người may mắn lắm cũng học không quá lớp 3. Hạn chế này xuất phát từ quan niệm con trai là con của mình, con gái là con của người ta nên không mấy gia đình cho con gái đi học và càng không cho học lên cao.

Một khó khăn nữa trong giao tiếp là hầu hết chị em biết hoặc biết nói rất ít tiếng phổ thông nên gây khó khăn không nhỏ trong quá trình truyền thụ kiến thức cũng như duy trì, nâng cao chất lượng của các lớp XMC.

Mặt khác, sự khác biệt về văn hóa, môi trường giao tiếp cộng với thời gian học ngắn cũng là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sau giáo dục đối với đa số các lớp XMC cho đồng bào vùng cao hiện nay. Cũng theo cô giáo Hiền, mặc dù sau xóa mù chữ sẽ có chương trình cho đối tượng học viên này nhưng bố trí được thời gian hợp lý để chị em tham gia học tập không dễ. Bởi chị em là lao động chính của gia đình nên không thể tổ chức lớp học vào ban ngày, một số chị đang trong độ tuổi sinh đẻ. Mặt khác, địa hình cách trở, giao thông đi lại ở các bản vừa khó khăn lại rất xa, nguồn kinh phí để duy trì hoạt động không có… đang là những trở ngại làm ảnh hưởng không nhỏ đến duy trì thường xuyên các lớp học sau XMC ở vùng cao.

Vẫn biết khó khăn là vậy và dù mới chỉ đạt tỷ lệ 60 - 70% học viên sau xóa mù biết chữ thì những lớp XMC cho đồng bào vùng cao trên địa bàn tỉnh thể hiện sự nỗ lực rất lớn mà Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, trong khi Yên Bái được biết đến là 1 trong số 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nằm trong Đề án XMC đến năm 2020 vừa được Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt với mục tiêu đặt ra đến năm 2020, phấn đấu XMC cho 250.000 người DTTS, nâng tỷ lệ người DTTS biết chữ đạt 86%.

Phạm Minh

Các tin khác

Đây là thông tin do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) công bố trong cuộc khảo sát chất lượng bánh Trung thu năm 2013 trên địa bàn Hà Nội thực hiện mới đây.

Sáng nay (17/9), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão - Cơn bão số 8.

Hồi 7h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Mẹ con cùng đi chọn đồ chơi cho đêm rằm.

YBĐT - Càng gần đến tết Trung thu, trên khắp những sạp hàng bánh kẹo ở huyện Văn Chấn càng ngập tràn sắc đỏ đặc trưng của các nhãn hiệu bánh Kinh Đô, Hữu Nghị, Tràng An, Bibica… Thời điểm này, sức mua hàng hóa phục vụ Trung thu ở Văn Chấn đã bắt đầu tăng mạnh.

Người lao động lo bởi lương tối thiểu chưa kịp tăng thì giá cả đã tăng đón đầu.

Dự kiến trong tuần này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình phương án tăng lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp lên Chính phủ. Theo đó, lương tối thiểu vùng I sẽ tăng thêm khoảng 15%, áp dụng từ 1/1/2014. Trước thông tin tăng lương, lao động và doanh nghiệp đều tỏ ra lo lắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
 
TIN MEDIA
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long dự Ngày hội Đại Đoàn kết dân tộc và công bố xã An Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Vũ Linh (Yên Bình)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Quán (Trấn Yên)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã An Phú (Lục Yên)
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam các nhà trường tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Chế Tạo
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Thượng Bằng La