Lục Yên: Thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/9/2013 | 2:48:37 PM

YBĐT - Hiện, 100% trường học do ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Lục Yên (Yên Bái) quản lý đã đăng ký tham gia thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Sau 5 năm học tích cực tham gia hưởng ứng với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, phong trào này đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nét nổi bật của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua là các trường đã đẩy mạnh việc dạy học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.Từ cán bộ quản lý đến giáo viên đều được tập huấn về đổi mới phương pháp quản lý, giảng dạy, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đến nay, toàn ngành GD&ĐT huyện có trên 99,3% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn, tất cả các trường học trong toàn huyện đã kết nối mạng Internet phục vụ hoạt động quản lý và dạy học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học được tăng cường. 43 trường học có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch, 77/78 trường học đủ cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên nhà trường, 100% trường học phối hợp với các ngành, đơn vị đảm bảo “3 đủ” cho học sinh. Đã vận động toàn ngành quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và ủng hộ học sinh dân tộc thiểu số nghèo bán trú tại các trường: THCS Động Quan, THCS Phúc Lợi, THCS Trung Tâm trên 10 tấn gạo…

Trong phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, hầu hết các trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất, tạo thuận lợi cho hoạt động dạy và học. Đến nay, toàn huyện có 724 phòng học kiên cố và bán kiên cố, chiếm tỉ lệ trên 94,7%. Đồng thời, các trường đã phối hợp tốt với các cấp, các ngành đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và có nhiều hoạt động xây dựng quỹ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hầu hết các nhà trường đã xây dựng quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc hàng ngày.

Các trường đều tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Nhiều trường đã tổ chức các hình thức như diễn đàn “Văn hóa ứng xử trong học đường”, “Phòng, chống bạo lực học đường”, "An toàn giao thông trường học"...

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009, với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường học để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng.

Qua đó, học sinh không chỉ có kiến thức văn hóa từ sách vở mà còn có kỹ năng sống, thiết thực phục vụ cuộc sống hàng ngày. Vào các ngày kỷ niệm lớn của đất nước và của ngành giáo dục, các nhà trường tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, các hoạt động về cội nguồn, tổ chức các trò chơi dân gian, dạy hát dân ca trong nhà trường, đặc biệt là các làn điệu dân ca của địa phương. Qua đó, không chỉ tạo không khí vui tươi, lành mạnh, thúc đẩy phong trào học tập mà còn phát hiện nhiều nhân tố cho phong trào văn nghệ, thể thao trong các nhà trường.

Các cơ sở giáo dục đã tích cực sáng tạo trong triển khai thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.Sau 5 năm, 100% trường học đều được đánh giá đạt yêu cầu trở lên. Trong đó có 9 đơn vị được xếp loại xuất sắc, 17 đơn vị xếp loại tốt, 32 đơn vị xếp loại khá. Một số đơn vị trường tiêu biểu là: mầm non Bích Ngọc, mầm non Hồng Ngọc, mầm non Mường Lai, tiểu học Trần Phú, tiểu học Lý Tự Trọng, tiểu học Kim Đồng, THCS Lê Hồng Phong, THCS Nguyễn Thái Học, THCS Động Quan…

Tuy nhiên, trong 5 năm thực hiện, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Lục Yên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: các trường học còn thiếu nguồn lực, thời gian, kinh nghiệm, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ năng tổ chức các hoạt động của một số giáo viên còn hạn chế, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường ở một số nơi chưa thường xuyên, một bộ phận học sinh chưa thực sự  tích cực học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích...

Để phong trào đạt hiệu quả cao hơn, năm học 2013 - 2014 và các năm tiếp theo, ngành GD&ĐT Lục Yên tập trung thực hiện duy trì và mở rộng mô hình điển hình, bền vững thực hiện phong trào ở các vùng khác nhau, đặc biệt là các trường vùng cao còn nhiều khó khăn, gắn phong trào với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục, hướng dẫn học sinh cách học, tính tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống và văn hóa địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho quê hương.

Minh Tuấn

Các tin khác
Ảnh minh họa

Những năm gần đây, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, phụ huynh và cả chính những nhà giáo đã được báo chí đăng tải. Nhiều cuộc hội thảo cũng đã được tổ chức để mổ xẻ nguyên nhân và tìm giải pháp... Tuy nhiên, cho đến nay, chất lượng giáo dục của các trường công lập vẫn chưa làm người dân yên tâm.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (CMND) đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007. Theo Nghị định mới ban hành này, sẽ bỏ phần ghi tên cha, mẹ trên CMND.

Vị trí và dự báo đường đi của cơn bão số 8. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Các địa phương theo dõi sát diễn biến bão số 8, chủ động cấm biển và sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi bão đổ bộ vào sáng mai (19-9) trong khi Bộ Quốc phòng huy động 6 máy bay trực thăng ứng trực trong cơn bão này.

Sau một ngày bị nhấn chìm trong biển nước, sáng 18/9 nước lũ đã rút để lại cảnh hoang tàn đổ nát tại thị trấn Eađrăng (H. Eahleo, Đắc Lắc). Hàng chục ngôi nhà cùng hàng trăm hecta hoa màu của người dân trong phút chốc đã bị dòng nước lũ cuốn trôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục