Giải thưởng từ một đề án
- Cập nhật: Thứ năm, 7/11/2013 | 3:09:46 PM
YBĐT - Hội LHPN tỉnh Yên Bái vinh dự được nhận giải tập thể với đề tài đã được ứng dụng rộng rãi đạt hiệu quả kinh tế cao, thiết thực phục vụ đời sống cho người nông dân tỉnh Yên Bái và đã được hội LHPN 14 tỉnh phía Bắc học tập để ứng dụng cho địa phương mình.
![]() |
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Doan (đứng thứ 3 từ trái sang), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA trao giải thưởng cho các tập thể.
|
Mới đây, tại Trung tâm Phụ nữ & Phát Triển số 20, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA đã trao giải thưởng cho tập thể Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã có thành tích trong "Nghiên cứu và ứng dụng thành công phân viên nén dúi sâu dùng cho ruộng bậc thang trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc miền núi".
Sau khi nghiên cứu hồ sơ của các tập thể và cá nhân từ các tỉnh, thành và các trường đại học trong cả nước gửi về đăng ký đề nghị xét thưởng, Ủy ban Giải thưởng KOVA năm 2013 đã xét thưởng cho 132 cá nhân trong đó có 89 sinh viên được trao học bổng, 27 sinh viên nhận giải thưởng, 4 tập thể và 7 cá nhân có thành tích nghiên cứu khoa học, 5 cá nhân là tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội. Giải thưởng trao cho tập thể trị giá 50 triệu đồng, cá nhân trị giá 10 triệu đồng.
Hội LHPN tỉnh Yên Bái vinh dự được nhận giải tập thể với đề tài đã được ứng dụng rộng rãi đạt hiệu quả kinh tế cao, thiết thực phục vụ đời sống cho người nông dân tỉnh Yên Bái và đã được hội LHPN 14 tỉnh phía Bắc học tập để ứng dụng cho địa phương mình.
Cuối năm 2006, được sự hỗ trợ của tổ chức CODESPA (Tây Ban Nha), Hội LHPN Yên Bái đã triển khai mô hình phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa nước được ứng dụng tại tỉnh Yên Bái, nhằm tạo ra các thị trường phân viên nén dúi sâu (gọi tắt là FDP), hình thành hướng phát triển phù hợp để những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, có thể cải thiện thu nhập một cách bền vững. Hội LHPN tỉnh đã quyết tâm cao trong chỉ đạo thực hiện việc sản xuất và vận động cán bộ hội viên phụ nữ, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh áp dụng kỹ thuật bón phân viên dúi sâu.
Xác định kỹ thuật FDP là một biện pháp hiệu quả giúp hội viên phụ nữ có thể tăng năng suất lúa, tăng thu nhập đảm bảo an ninh lương thực, ban đầu 60 mô hình đã được triển khai tại 3 xã của huyện Lục Yên, sau đó, mở rộng toàn huyện và hiện nay đã được 70% số hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn toàn tỉnh với trung bình 70.000 hộ áp dụng mỗi năm. Hội LHPN tỉnh với vai trò là đơn vị chính triển khai đã xây dựng, tổ chức và điều phối các hoạt động để đảm bảo hiệu quả phân viên đến toàn thể gia đình nông dân, hội viên phụ nữ toàn tỉnh.
Theo số liệu thống kê tại các xã cho thấy, 100% ruộng áp dụng phân viên đều cho năng suất cao hơn ruộng áp dụng phân vãi, trung bình tăng 33kg/sào, có trường hợp tăng 100%. Các hộ dân khẳng định áp dụng FDP giúp tăng được thu nhập do tăng năng suất và giảm chi phí đầu tư. Việc tăng thu nhập của hội viên phụ nữ nhờ tăng năng suất lúa và giảm một số chi phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí mua phân bón do lượng bón đã cân đối và đủ cho cây lúa trong quá trình sinh trưởng, phát triển, giảm chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật do kỹ thuật áp dụng FDP hạn chế được một số sâu bệnh.
Trong 5 năm từ 2009 đến 2013, qua theo dõi đánh giá các số liệu được thực hiện theo hệ thống bảng biểu từng năm cho thấy, hiệu quả của áp dụng FDP ngày càng rõ rệt, đặc biệt với những hộ nghèo. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 70.000 hộ áp dụng FDP với diện tích áp dụng 20.000ha/năm thì sản lượng thóc tăng thêm trung bình hàng năm trên 18.000 tấn, nếu chia cho sản lượng thóc trung bình hàng năm tính trên đầu người thì 18.000 tấn thóc sẽ có thể cho thêm trên 18.000 hộ, nếu chỉ tính hộ nghèo thì số này chiếm 34% số hộ nghèo toàn tỉnh.
Như vậy, việc áp dụng FDP sẽ giúp cho 34% hộ nghèo toàn tỉnh không phải lo thiếu đói trong những lúc giáp hạt. Kỹ thuật thâm canh lúa áp dụng FDP góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh lương thực cho đồng bào miền núi, nhất là dân tộc thiểu số, phát triển công nghiệp hoá nông thôn, chương trình “3 giảm” (giảm giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân hoá học), “3 tăng” (năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế).
Thông qua hoạt động triển khai thực hiện mô hình trình độ, kỹ năng tuyên truyền của đội ngũ cán bộ Hội cấp cơ sở không ngừng được nâng cao, kỹ năng tổ chức, lồng ghép các hoạt động dự án với hoạt động công tác Hội liên tục được đổi mới, nội dung và phương thức hoạt động của các cấp hội ngày một phong phú, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội, tạo phong trào thi đua rộng khắp, nhiều mô hình dân vận khéo được cấp uỷ, chính quyền đánh giá cao.
Thế Cường
Các tin khác
YBĐT - Ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) người ta vẫn nhắc chuyện đầu năm 2013, 20 hộ giáo dân có đất đã san sẻ cho 18 hộ không có đất sản xuất. Nghĩa cử cao đẹp đó không chỉ mang tới niềm vui, giúp 18 hộ không có đất có phương tiện sản xuất, giúp họ thoát nghèo đã làm nức lòng những người dân trong vùng, tạo sức lan tỏa của phong trào “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu sớm sửa đổi, bổ sung các Luật BHXH, BHYT, đưa tội danh này vào Bộ Luật hình sự với ngưỡng xử lý phù hợp.

Đánh giá tình hình thiệt hại sau áp thấp nhiệt đới và đối phó với siêu bão quốc tế với tên gọi Haiyan đang hướng về phía biển Đông, sáng nay (7/11), tại Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo.
Kỳ thi sau THPT trên phạm vi toàn quốc được đề xuất với 8 môn văn hóa: Văn, toán, lý, hóa, sử, địa, sinh, ngoại ngữ.