Bước tiến trong cải cách tư pháp

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/7/2014 | 2:59:18 PM

YBĐT - Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ra Nghị quyết số 49 NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp (CLCCTP) đến năm 2020. Mục tiêu của chiến lược này là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đáp ứng tốt yêu cầu
cải cách tư pháp.
Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tư pháp.

Đây thực sự là bước ngoặt quan trọng về đổi mới tư duy pháp lý của Đảng trong quá trình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sau hơn 8 năm triển khai, nhiều nội dung của CLCCTP đã được tỉnh Yên Bái tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ công chức và nhân dân về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự cần thiết của đẩy mạnh CCTP đã được nâng lên một bước; hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp bước đầu được hoàn thiện, đặc biệt là nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” đã được quán triệt trong quá trình xây dựng Hiến pháp và pháp luật; chủ trương CCTP theo hướng tạo điều kiện để người dân tiếp cận công lý tốt hơn đã được thể chế hóa trên cơ sở tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp huyện đối với các khiếu kiện hành chính, tăng cường cơ chế trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người thuộc diện đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số theo Luật Trợ giúp pháp lý, mở rộng quyền bình đẳng của luật sư trong tham gia tố tụng, tranh tụng tại phiên tòa theo Luật Luật sư. Chính sách hình sự cũng có sự thay đổi theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa, tính hướng thiện và nhân đạo trong xử lý người phạm tội.

Hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp, nhất là hệ thống tổ chức của tòa án, viện kiểm sát đã có sự chuẩn bị tích cực để thực hiện chủ trương thành lập tòa án sơ thẩm và viện kiểm sát khu vực (không theo đơn vị hành chính); công tác đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, kỹ năng hoạt động và đạo đức nghề nghiệp được chú trọng, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp được nâng lên một bước đáng kể… đáp ứng yêu cầu CCTP và nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Nhờ kết quả đạt được trong lĩnh vực CCTP, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp trong tỉnh đã có bước phát triển. Từ năm 2009 đến nay, cơ quan điều tra các cấp đã khám phá 1.132 vụ án hình sự, tỷ lệ điều tra khám phá đạt trung bình 89%. Trong đó: tỷ lệ điều tra khám phá án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 98%, án nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đạt trên 80%.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án hình sự đã thụ lý điều tra 473 vụ án hình sự, 797 bị can, giải quyết đạt trên 90%, số truy tố và đề nghị xét xử đạt trên 95%, công tác kháng nghị phúc thẩm được quan tâm, chú trọng và tăng cường cả về số lượng và chất lượng hoạt động kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự (mỗi năm thụ lý trên 90 vụ trên 100 bị cáo, tỷ lệ giải quyết đạt 90%).

Tòa án nhân dân các cấp xét xử gần 500 vụ án  hình sự (trong đó, xét xử lưu động trên 25% vụ án) và hàng ngàn vụ án dân sự. Thi hành án dân sự các cấp thụ lý, giải quyết giải quyết xong đạt trên 90%. Các tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện tư vấn, trợ giúp 4.585 vụ việc cho các đối tượng là người nghèo, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số...

Hoạt động của luật sư được tăng cường, quyền của luật sư trong các hoạt động tố tụng được đảm bảo, chất lượng tranh tụng tại tòa được nâng lên đáng kể. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh tư pháp được chú trọng. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm 62 thẩm phán, 69 kiểm sát viên, 22 chấp hành viên, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác CCTP.

Sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, mặt trận Tổ quốc các cấp đối với hoạt động tư pháp được tăng cường. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chế độ chính sách đối với cơ quan tư pháp được Nhà nước quan tâm và đáp ứng ở mức đáng kể. Đảm bảo thực hiện CLCCTP đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tính độc lập, tuân thủ pháp luật của các chức danh tư pháp, nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của nhân dân, vì nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện CLCCTP ở Yên Bái còn một số hạn chế, vướng mắc như: nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về CCTP chưa toàn diện, thực hiện đổi mới mô hình tòa án sơ thẩm cấp huyện theo Nghị quyết 49-NQ/TW còn chậm, chất lượng, hiệu quả giải quyết án xâm phạm trật tự kinh tế, án tham nhũng còn hạn chế, hoạt động nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn chưa kịp thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được tiến hành căn bản, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp không đồng đều, một bộ phận năng lực, phẩm chất còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ công tác tư pháp ở một số đơn vị còn khó khăn...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về nhiệm vụ đẩy mạnh CLCCTP đến năm 2020 và định hướng công tác của Ban chỉ đạo CCTP Trung ương, công tác CCTP của tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ công chức (trước hết là cán bộ, công chức các ngành tư pháp) về ý nghĩa, tầm quan trọng của CLCCTP trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Đồng thời tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các vấn đề lý luận về quyền lực tư pháp, vai trò của quyền lực tư pháp trong việc thực hiện nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm phục vụ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, hệ thống pháp luật vế tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án, thi hành án; hoàn thành các đề án CCTP theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, rà soát, đánh giá thực trạng để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp có phẩm chất trong sạch, bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, đáp ứng cao nhất yêu cầu CCTP và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế XHCN trước mắt cũng như lâu dài.

Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử, đảm bảo phát huy quyền dân chủ của nhân dân và hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin đại chúng và cả hệ thống chính trị trong việc giám sát, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, phối hợp với các ngành trung ương đẩy mạnh việc quy hoạch xây dựng cơ bản, tăng cường đầu tư của Nhà nước, quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp các cấp, đáp ứng cao nhất nhiệm vụ CCTP và hoạt động của các ngành tư pháp trong thời kỳ mới.

Quỳnh Nga - Lê Hùng

Các tin khác
Gầm nhà sàn của chị Hà Thị Thơm ở thôn Búng Xổm, xã Tú Lệ (Văn Chấn) ngập ngụa phân trâu, bò từ lâu ngày.

YBĐT - Qua thực tế cơ sở cho thấy, nhốt trâu bò, gia cầm dưới gầm sàn là tập quán phổ biến từ xa xưa ở một số dân tộc như: Thái, Mường, Tày, Nùng, Giáy, Dao, Cao Lan vì những dân tộc này có kiến trúc nhà ở truyền thống là nhà sàn. Tuy nhiên, do ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi cư trú, phòng ngừa dịch bệnh ngày một nâng cao nên nhiều dân tộc đã không còn buộc trâu dưới gầm sàn và làm chuồng nuôi nhốt xa nhà.

Sáng 29/7, Bộ GDĐT công bố Dự thảo Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thay kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đoàn HS Việt Nam dự thi Olympic hóa học 2014

Chiều 28/7, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế (IChO) 2014 lần thứ 46. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu.

Các bác sỹ quân đội khám chữa bệnh cho nhân dân.

YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thương binh liệt sỹ và là chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, mới đây, tại UBND xã Pá Lau huyện Trạm Tấu, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Chi nhánh Viettel Yên Bái tổ chức lễ khai mạc hành trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục