Trường Mầm non Hoa Ban: Gần lại đường đến chuẩn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/9/2014 | 9:56:00 AM

YBĐT - Năm học 2014 - 2015, Trường Mầm non Hoa Ban, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) phấn đấu được công nhận trường chuẩn quốc gia. Bởi vậy, ngoài đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đạt chuẩn, nhà trường cũng chủ động bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, cùng lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong những ngày đầu năm học mới.
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, cùng lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong những ngày đầu năm học mới.

Là trường mầm non thứ hai được huyện Mù Cang Chải quy hoạch, xây dựng chuẩn quốc gia nên các điều kiện cơ sở vật chất, thiết chế vui chơi, học tập của Trường Mầm non Hoa Ban tại điểm trường chính khá khang trang, cơ bản. Thăm quan khu nhà hai tầng mới xây, bà Lương Thị Xuyến - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: "Huyện dồn kinh phí hai năm tiết kiệm để xây thêm cho trường khu nhà hiệu bộ này. Tất cả nhằm đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất để phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia".

Theo bà Lê Thị Bích Huệ - Hiệu trưởng nhà trường, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, một số hạng mục đã được đầu tư từ huy động xã hội hóa như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Yên Bái ủng hộ gần 100 triệu đồng giúp trường xây tường rào và nhà để xe, Nhà máy in tiền Quốc gia ủng hộ 270 triệu đồng làm sân trường và xây bếp ăn… Đó là những sự ủng hộ hết sức quý báu của các đơn vị, doanh nghiệp.

Ngoài ra, để có mặt bằng, trường lớp đảm bảo cho học tập, vui chơi của trẻ tại các điểm trường, nhà trường huy động phụ huynh và người dân san gạt mặt bằng, tu sửa cơ sở vật chất ở các điểm trường để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào học tập và vui chơi. Dù vậy, để đạt chuẩn, nhà trường còn phải hoàn thiện trang thiết bị cho các phòng học chức năng, khuôn viên, bảng biểu… Do đó, rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, sự chung tay xã hội hóa của cộng đồng. 

Cùng với dần hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học vẫn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Hàng năm, nhà trường luôn thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua như: thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", đưa phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"…

Luôn khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời đề cao mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, thường xuyên có sự trao đổi với gia đình về tình hình học tập của trẻ và kế hoạch hoạt động của lớp, của trường, từ đó, có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Hơn thế, trong điều kiện gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông, nhiều trẻ mới ra lớp còn chưa nói tốt tiếng phổ thông thì giáo viên nghe và nói được tiếng địa phương là điều rất quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học ở nơi vùng cao xa xôi này. Vì thế, nhà trường luôn quan tâm tăng cường bồi dưỡng tiếng Mông cho đội ngũ giáo viên qua các lớp bồi dưỡng do ngành tổ chức, trong quá trình giao tiếp với người dân, phụ huynh và học sinh.

Đến nay, hầu hết giáo viên nhà trường có thể hiểu và giao tiếp thông thường bằng tiếng Mông. Cùng với đó, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu từ khám sức khỏe định kỳ, cân đo chấm biểu đồ và phân loại sức khỏe cho trẻ 3 lần/năm, nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú xây dựng thực đơn hợp lý, đảm bảo định lượng, sự cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…; đẩy mạnh tuyên truyền để gia đình, cộng đồng quan tâm chăm lo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ… Kết quả năm học 2013 - 2014, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 90%.

Năm học 2014 - 2015, chỉ tiêu tuyển sinh của trường được giao là 318 trẻ ở cả 7 điểm trường. Thời điểm hiện, tại số trẻ ra lớp đã gần 370 cháu, 90% trẻ 5 tuổi đã ra lớp. Đây là những kết quả rất đáng phấn khởi cho dù nhà trường, cô và trò đều phải khắc phục khó khăn bởi có những lớp đã lên tới 35 - 40 trẻ. Thiết nghĩ với những điều kiện đặc thù nơi vùng cao xa xôi này thì thêm một trẻ ra lớp là thêm một trẻ được hưởng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, hòa nhập tốt hơn cho sự phát triển cả thế chất và trí tuệ của ngày mai. Con đường đến chuẩn quốc gia của Trường Mầm non Hoa Ban đang gần lại và đó sẽ là điều kiện tốt nhất để xây nên những nền móng vững chắc cho thế hệ tương lai.

Ngọc Tú

Các tin khác
Nhờ trồng rừng nhiều hộ dân xã Hưng Thịnh có cuộc sống ổn định.

YBĐT - 5 năm qua, toàn Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đã có 117 cá nhân tiêu biểu ở 11 chi hội được Ban chấp hành Hội CCB xã biểu dương, khen thưởng. Tập thể Hội CCB xã đượcc Ban chấp hành Huyện hội công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh và năm 2013 được Hội CCB tỉnh công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh xuất sắc.

Tiểu thương chợ Giếng Vuông (Lạng Sơn) dọn dẹp sau khi nước rút.

Ngày 18-9, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương họp, đánh giá thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi quốc gia năm 2015 với 4 môn thi tối thiểu và nhiều cụm thi do địa phương, trường đại học, cao đẳng phối hợp tổ chức. Đây là phương án tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, trước phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia năm 2015 mà Bộ GD và ĐT đã công bố, trong thời gian qua đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học sinh tại nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh và tỏ ra băn khoăn, lo lắng với những điểm mới của phương án này. Ghi nhận dưới đây của phóng viên Báo YBĐT tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái xung quanh vấn đề này.

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" và 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08 của Ban Thường vụ Nghĩa Lộ về xây dựng và nhân rộng các mô hình "Dân vận khéo", đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được 1.056 mô hình "Dân vận khéo" trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục