Nên cải cách tiền lương nhóm cán bộ công quyền
- Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2014 | 7:38:17 AM
Thời gian gần đây, thông tin “năm 2015 vẫn chưa thể tăng lương” khiến nhiều người lo lắng. Trước thông tin này, trao đổi với báo chí ngày 22/10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi nhấn mạnh, tăng lương không chỉ tăng năng suất lao động mà còn giải quyết các vấn đề xã hội, hạn chế được vấn nạn tham nhũng, tiêu cực...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi.
|
- Quan điểm của đại biểu như thế nào về vấn đề cần thiết phải tăng lương?
Tăng lương giải quyết được 2 vấn đề. Thứ nhất, bảo đảm đời sống tốt thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Quan trọng lớn thứ 2 là tăng lương sẽ giải quyết vấn đề xã hội, hạn chế được vấn đề tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ do khó khăn quá dẫn đến sai lầm tiêu cực.
Hiện nay ngân sách của ta rất thấp, đồng thời rất nhiều công trình phải xây dựng cơ bản để đảm bảo quốc kế dân sinh. Chúng ta cũng phả tập trung cho xóa đói giảm nghèo bền vững, giải quyết đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đang nằm trong diện nghèo đói chiếm 47% trong tổng số 2 triệu hộ nghèo. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải vùng xâu, vùng xa cũng rất khó khăn, rồi vấn đề y tế, giáo dục. Bánh ngân sách của chúng ta có hạn trong khi chi thì rất nhiều.
Nhưng theo tôi đầu tư cho con người, Quốc hội, Chính phủ nên nghiên cứu để có cách nào đó cải thiện đời sống cho cán bộ với những ưu tiên vì lộ trình cải cách tiền lương đã được đặt ra.
Giai đoạn 2006-2010, có 4 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu. Năm 2011-2013, có 3 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu. Song bản chất nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ vẫn không đáp ứng được yêu cầu.
Khu vực doanh nghiệp hàng năm đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo 4 vùng. Sang năm 2015 sẽ điều chỉnh tăng thêm 15% mà nhu cầu đời sống tối thiểu của người lao động của khu vực sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ đáp ứng được 70%.
- Theo ông, lý do không thể cân đối được thu chi, ngân sách khó khăn để không tăng cương có thực sự thuyết phục không?
Theo tôi chưa thuyết phục mà cần phải coi đây là một trong những mục tiêu chi ưu tiên hàng đầu.Tái cơ cấu nền kinh tế mà không tái cơ cấu nhân lực, không bù đắp đủ chi phí cho người lao động, không làm cho con người có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động, nói cách khác là không có điều kiện tăng năng suất lao động thì không thành công.
Năng suất lao động của chúng ta hiện rất kém, kém nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Để tăng chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải đi theo 2 hướng cả về số lượng và chất lượng để làm sao nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu, bảo đảm được trình độ chuyên môn kỹ thuật. Yếu tố sức khỏe, năng lực con người rất quan trọng nên cải cách tiền lương là rất quan trọng.
- Trong hoàn cảnh hiện nay, làm thế nào để có thể tăng lương?
Có ý kiến cho rằng, nếu ngân sách khó quá thì chưa tăng lương giàn trải mà ưu tiên tập trung vào một số nhóm.
Tôi cho rằng, muốn tăng lương, trước hết phải cải cách bộ máy nhà nước, giảm biên chế để phân định rõ khu vực công chức nhà nước. Còn khu vực đơn vị công, đơn vị sự ngiệp thì nhanh chóng chuyển sang hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Như vậy, cải cách tiền lương tập trung vào nhóm cán bộ công quyền, lực lượng vũ trang. Các đơn vị sự nghiệp phải theo tinh thần tự cải cách để cân đối tăng lương, bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Với 14 ban mặt trận cơ sở Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong cuộc sống; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất, nuôi trồng.
YBĐT - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả khả quan, giúp người dân cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ để nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo.
YBĐT - Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn có 229 đoàn viên sinh hoạt tại 19 tổ công đoàn, trong đó, 180 đoàn viên trực tiếp sản xuất. Chính vì vậy, công tác tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ được tổ chức công đoàn của doanh nghiệp luôn chú trọng.