Đề án của ý Đảng, lòng dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/10/2014 | 2:48:39 PM

YBĐT - Năm 2013, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã triển khai Đề án "Vận động đồng bào dân tộc Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới" giai đoạn 2013 - 2015. Đến nay, trong nếp nghĩ, cách làm của người Mông đã có nhiều thay đổi, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy.

Múa khèn ngày hội.
Múa khèn ngày hội.

Văn Chấn có tổng số trên 11.000 người Mông, chiếm tỷ lệ 7,1% dân số, sinh sống rải rác ở các xã: Suối Giàng, Suối Bu, Sùng Đô, Cát Thịnh, An Lương, Tú Lệ, Nậm Lành, Nậm Mười, Sơn Thịnh… Đây là những địa phương về điều kiện kinh tế - xã hội còn tương đối khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trước đây, hầu hết các gia đình người Mông ở đây đều tồn tại khá nhiều hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang. Khi gia đình có người chết, các gia đình thường mổ nhiều trâu, bò, lợn, gà; không đưa người chết vào quan tài; để tang lễ kéo dài 6 - 7 ngày. Trong đám cưới nặng về phần thủ tục, nghi lễ, tiền thách cưới cao, còn vi phạm pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

Trước thực trạng đó, Ban Dân vận huyện đã tham mưu cho Huyện ủy tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình, dư luận nhân dân về việc triển khai Đề án "Vận động đồng bào dân tộc Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới". Qua đó nhận thấy, phần đông người dân đều đồng tình, ủng hộ chủ trương này nên UBND huyện đã ban hành quyết định thực hiện Đề án và thành lập Ban chỉ đạo. Huyện ủy - UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, bổ sung quy ước, hương ước; lồng ghép nội dung của Đề án vào các phong trào thi đua, cuộc vận động do huyện, tỉnh, Trung ương phát động.

Tại những xã có người Mông sinh sống, các tổ chức đoàn thể như mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… đều chủ động tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung của Đề án tới người dân; lấy tiêu chí thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang để đánh giá, công nhận gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, khu dân cư tiên tiến; lồng gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương… Đến nay, 100% đồng bào dân tộc Mông đã được tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Đề án; 95% số gia đình người Mông ký cam kết thực hiện Đề án; 100% các xã, thị trấn thành lập được ban tang lễ theo đặc thù của địa phương.

Ông Nông Ích Chấn - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Văn Chấn phấn khởi cho biết: "Giờ đây, các gia đình người Mông có người chết đã chủ động đi khai tử nên việc quản lý hộ khẩu cũng bảo đảm hơn trước. Năm 2013, Văn Chấn có tổng số 46 trường hợp người Mông qua đời thì tất cả đều tổ chức tang lễ theo đúng yêu cầu, nội dung của Đề án là không để người chết nằm ngoài trong vòng 6 - 12 giờ, thời gian tổ chức đám tang chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Việc đánh trống, thổi kèn trong đám tang không ầm ĩ, không kéo dài quá giờ quy định. Việc tổ chức ăn uống chỉ trong nội bộ gia đình, dòng họ và không giết mổ trâu, bò chia phần cho người nhà. Người chết được đưa vào quan tài và chôn cất tại các nghĩa trang, không chôn gần nhà, gần nguồn nước. Đối với việc cưới, phong tục kéo vợ, bắt vợ và hôn nhân cận huyết thống đã được xóa bỏ. Các thủ tục, nghi lễ rườm rà, thách cưới cao đã giảm. Không còn tình trạng nhà gái phạt tiền nhà trai do lấy cô em trong khi cô chị chưa có chồng. Việc nhà gái bố trí anh em, họ hàng đứng chặn đường từ nhà ra ngoài ngõ để ép rượu đoàn đón dâu khi ra về cũng đã được hạn chế tối đa".

Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới, để Đề án tiếp tục đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, Văn Chấn đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Đề án tại cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện Đề án trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; đưa việc thực hiện Đề án trở thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để đưa vào bình xét thi đua hàng năm đối với các tổ chức cơ sở Đảng có đồng bào Mông.

Hồng Oanh

Các tin khác
Công tác truyền thông - giáo dục chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em vùng cao cần được chú trọng quan tâm hơn nữa.

YBĐT - Gần 4 năm triển khai Dự án "Cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số (BMTEDTTS) thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe" tại 20 xã vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của 2 huyện Văn Yên và Yên Bình cho thấy, hiệu quả mang lại khá rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai Dự án cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

Không lạm dụng đóng dấu để nhận xét học sinh tiểu học

Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong văn bản vừa được Bộ GD-ĐT gửi tới các Sở Giáo dục&Đào tạo.

Gió Đông Nam chỉ tiếp tục gây mưa cho các tỉnh Bắc Bộ trong hai ngày tới, tuy nhiên đến chủ nhật (2/11), gió mùa Đông Bắc sẽ quay trở lại, trời chuyển rét.

YBĐT - Trong thời gian từ 15 - 25/10, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin Sởi-Rubella trên địa bàn toàn huyện, đạt 98,8% kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục