Xã hội hóa công tác hậu cần quân đội
- Cập nhật: Thứ hai, 12/10/2015 | 3:59:51 PM
YênBái - YBĐT - Xã hội hóa là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước nhằm huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế và toàn xã hội, phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.
Lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái chú trọng đẩy mạnh công tác hậu cần quân đội. Ảnh: Cán bộ, sỹ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham quan các sản phẩm do lực lượng hậu cần sản xuất.
|
Những năm gần đây, khái niệm “xã hội hóa” được đề cập trong nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và trên thực tế đã được triển khai thực hiện ở một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học - công nghệ, đem lại hiệu quả rõ. Từ kết quả đó, xã hội hóa ngày càng phát triển, mở rộng đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong xu thế chung đó, đối với quân đội, xã hội hóa công tác hậu cần là một đòi hỏi khách quan trước yêu cầu xây dựng, phát triển lớn mạnh.
Đối với Yên Bái, những năm qua, công tác xã hội hóa hậu cần quân đội đã được thực hiện nghiêm túc, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào các khâu, các mặt công tác hậu cần quân đội.
Trên cơ sở thấu suốt chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và nắm vững đặc điểm, nhiệm vụ của quân đội, từ năm 2008, thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu II, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Yên Bái đã nghiên cứu thực hiện xã hội hóa công tác hậu cần; vấn đề này được chỉ đạo tiến hành chặt chẽ, với lộ trình, bước đi thích hợp, trước hết là trong tạo nguồn bảo đảm hậu cần và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội. Mặc dù thời gian thực hiện chưa dài nhưng hiệu quả của xã hội hóa ở một số nội dung công tác hậu cần đã được khẳng định. Thông qua thực hiện xã hội hóa, chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần được nâng lên, đời sống bộ đội được giữ vững và có phần cải thiện; các đơn vị giảm quân số biên chế, tận dụng được mặt tích cực của kinh tế thị trường, nguồn lực của xã hội, nâng cao chất lượng bảo đảm; đồng thời giảm các chi phí: phục vụ, quản lý, bảo quản, dự trữ, vận chuyển hàng hoá…, tiết kiệm đáng kể ngân sách. Kết quả đó khẳng định chủ trương, hướng đi đúng của LLVT tỉnh nhà về vấn đề này. Tuy nhiên, do đây là nội dung mới; hơn thế, tính chất, đặc điểm của công tác hậu cần quân đội trong thời bình và thời chiến có sự khác nhau, lại gồm nhiều ngành chuyên môn nên quá trình thực hiện xã hội hóa đang từng bước phải nghiên cứu một cách tổng thể, phù hợp, thận trọng nhằm giải quyết tốt vấn đề nảy sinh, không để xảy ra bị động khi có tình huống.
Qua đó, LLVT đã thống nhất nhận thức về xã hội hóa công tác hậu cần quân đội, tạo sự đồng thuận trong thực hiện. Xét trên nhiều phương diện có thể thấy, thực hiện xã hội hóa công tác hậu cần quân đội là một đòi hỏi tất yếu, khách quan trước yêu cầu xây dựng quân đội trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, những thành tựu của công cuộc đổi mới quê hương, đất nước, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là những kết quả từ xã hội hóa một số ngành, lĩnh vực thời gian qua, đã tạo ra những điều kiện, tiền đề cần thiết cho thực hiện vấn đề này. Vì thế, cấp ủy, chỉ huy các cấp đều thống nhất từ nhận thức đến hành động.
Về bản chất, hậu cần quân đội chính là sự cụ thể hóa, kế tục và phát huy truyền thống “nuôi quân đánh giặc” của cha ông ta; là việc quán triệt, thực hiện quan điểm “hậu cần toàn dân” của Đảng trong điều kiện mới... Mặt khác, công tác hậu cần là hoạt động kinh tế trong quân đội, liên quan chặt chẽ và chịu tác động to lớn từ nền kinh tế, quy luật thị trường nên mục tiêu xã hội hóa công tác hậu cần không chỉ nhằm tới hiệu quả kinh tế đơn thuần mà xã hội hoá một số mặt công tác bảo đảm hậu cần, giữ vững quan điểm lấy yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của quân đội và phục vụ bộ đội là mục tiêu hàng đầu.
Đặc biệt, việc xã hội hóa công tác hậu cần quân đội được tiến hành từng bước, có trọng tâm, phù hợp với thể chế kinh tế và yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Công tác hậu cần quân đội bao gồm nhiều mặt, nhiều nội dung, nhiều ngành chuyên môn và mỗi ngành có những yêu cầu riêng. LLVT Yên Bái đã chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động từ chủ trương, chính sách xã hội hóa đến công tác hậu cần, cũng như những hệ quả mà xã hội hóa công tác hậu cần đem lại. Đây là việc làm cần thiết, giúp chủ động nhận diện cả thuận lợi, khó khăn, thách thức để có biện pháp tiến hành xã hội hóa công tác hậu cần phù hợp, hiệu quả. Trước hết, về xây dựng, chuẩn bị lực lượng hậu cần, xã hội hóa tạo điều kiện để đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ ngoài xã hội vào làm công tác hậu cần, nhất là một số chuyên ngành hẹp.
Theo đó, hệ thống tổ chức, biên chế lực lượng hậu cần ở các cấp chịu sự tác động lớn mà trực tiếp là việc tinh giảm biên chế cán bộ, nhân viên hậu cần. Như vậy, hậu cần các cấp có điều kiện chọn lọc, xây dựng hệ thống tổ chức tinh, gọn, đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành hậu cần chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Nhận thức đúng về xã hội hóa công tác hậu cần, chủ động lường trước những khó khăn, thách thức, nhất quán về mục tiêu, có quyết tâm cao, chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện là cơ sở để hiện thực hóa vấn đề này - LLVT Yên Bái đang làm rất tốt điều đó.
Thiên Cầm
Các tin khác
Tại Hà Nội, đêm và sáng trời lạnh còn trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2 – 3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT- BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập.
Dự kiến cuối tháng 11, đầu tháng 12 này, 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được bảo hiểm y tế (BHYT) đang thanh toán sẽ được điều chỉnh tăng giá.
YBĐT - Ngày 9/10, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” BMGF đã tổ chức “Ngày hội Internet” với sự tham gia của gần 200 học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Yên Bái.