Đề xuất chi 670 tỷ đồng phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
- Cập nhật: Thứ tư, 25/11/2015 | 8:39:07 AM
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những biện pháp phòng chống nhưng số ca trẻ em tử vong do tai nạn thương tích có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều và còn ở mức cao.
Đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với trẻ em.
|
Trong giai đoạn tiếp theo, những biện pháp phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em sẽ tập trung loại bỏ những nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trẻ em từ đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc….
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo xây dựng chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 24/11 tại Hà Nội.
Tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn thế giới và ở Việt Nam lại càng bức xúc hơn. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích và tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích cao nhất thế giới và khu vực.
Ở Việt Nam, năm 2010, bình quân một ngày có 20 trẻ em và vị thành niên độ tuổi từ 0-19 bị tử vong do tai nạn thương tích. Đến năm 2013, xu hướng tử vong do tai nạn thương tích có giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao so với các nước phát triển, trung bình mỗi ngày có khoảng 18 trẻ em và vị thành niên tử vong do tai nạn thương tích.
Trong số bảy nguyên nhân tai nạn thương tích đối với trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, bỏng, động vật cắn, vật sắc nhọn đâm vào người) thì đuối nước và tai nạn giao thông là nguyên nhân xảy ra tai nạn thương tích và gây tử vong nhiều nhất.
Tiếp nối chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã được thực hiện từ năm 2013, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xây dựng chương tình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020. Dự kiến, kinh phí của chương trình trong 5 năm thực hiện là 670 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 160 tỷ đồng, ngân sách đại phương 420 tỷ đồng, huy động quốc tế 90 tỷ đồng.
Bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, mục tiêu của chương trình là hạn chế tình trạng mắc bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn ở trẻ em, đặc biệt là các tai nạn có nguy cơ tử vong vao như đuối nước và tai nạn giao thông.
Trong 5 năm thực hiện, chương trình đặt ra 11 mục tiêu cụ thể về giảm lệ trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích, xây dựng 5 triệu “ngôi nhà an toàn”, 7.000 “trường học an toàn” và 1.000 xã phường đạt chuẩn “Cộng đồng an toàn”.
Đối với phòng, chống tai nạn giao thông đuối nước, chương trình đặt mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tai nạn giao thông đường bộ và giảm 10% số trẻ tử vong do đuối nước so với năm 2015. Đến năm 2020, ít nhất 90% số trẻ em sử dụng áo pháo và cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy, 100% số bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại khu du lịch được cấp phép đảm bảo quy định an toàn.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về việc tổ chức Hội thi tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XIV, năm học 2015 - 2016.
YBĐT - Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Văn Yên luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi yêu cầu, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động cho LĐNT.
YBĐT - Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện Mù Cang Chải, sự tích cực của ngành chuyên môn, sự quan tâm phối hợp của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các ban, ngành đoàn thể từ huyện tới cơ sở, các hoạt động công tác DS/KHHGĐ đã được triển khai tích cực.
YBĐT - Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua các hội viên Hội Cựu chiến binh xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn luôn đoàn kết, gương mẫu trong các hoạt động ở cơ sở như: giúp nhau phát triển kinh tế, tích cực xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, tham gia giữ gìn an ninh trật tự…