Chuyển biến về bình đẳng giới ở Nậm Lành

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/11/2015 | 2:55:39 PM

YBĐT - Mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới (BĐG) tại xã miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc được tỉnh Yên Bái lựa chọn thí điểm triển khai ở Nậm Lành (huyện Văn Chấn).

Trẻ em gái dân tộc Dao ở xã Nậm Lành (huyện Văn Chấn) ngày càng được quan tâm học tập tốt hơn.
Trẻ em gái dân tộc Dao ở xã Nậm Lành (huyện Văn Chấn) ngày càng được quan tâm học tập tốt hơn.

Sau 3 năm thực hiện, đến nay mô hình đã phát huy hiệu quả và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt của người dân đã được nâng lên rõ rệt, các vụ bạo lực gia đình giảm hẳn, tình trạng bất BĐG cũng dần được cải thiện.

Nậm Lành là xã đặc biệt khó khăn với trên 90% đồng bào Dao. Nơi đây vẫn còn có những phong tục, tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tình trạng tảo hôn, bất BĐG, bạo lực gia đình... Ngay sau khi được triển khai, Ban chỉ đạo mô hình đã phối hợp với UBND huyện Văn Chấn, UBND xã Nậm Lành thống nhất lựa chọn 3 thôn: Nậm Kịp, Giàng Cài, Tà Lành để triển khai mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn hỗ trợ BĐG. Được biết, trước khi triển khai mô hình, xã vẫn còn nhiều bất cập trong nhận thức và hành động của người dân. Theo báo cáo của xã, năm 2013, có 60 vụ bạo hành gia đình, trong đó thôn Giàng Cai có 26 trường hợp, Nậm Kịp 19 trường hợp, thôn Tà Lành 15 trường hợp. Những người phụ nữ vẫn âm thầm cam chịu vì một phần là do không hiểu biết pháp luật, phần vì tập quán lâu nay người phụ nữ luôn phải phục tùng chồng, nên không dám lên tiếng hay chia sẻ với người thân và các cấp chính quyền.

Sau 3 năm triển khai mô hình, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về BĐG đã được nâng lên đáng kể. Thông qua các hoạt động nói chuyện chuyên đề, tư vấn lưu động, các buổi tuyền truyền pháp luật về BĐG, tuyên tuyền trên loa truyền thanh cơ sở, nhiều người dân đã tự nguyện tìm đến tổ tư vấn và thành viên Ban chỉ đạo mô hình để chia sẻ, nhờ tư vấn giải quyết, can thiệp các vụ bạo hành. Số vụ bạo hành gia đình đã giảm đáng kể từ 60 trường hợp năm 2013, nay chỉ còn 24 trường hợp. Có thể thấy, hoạt động tuyên truyền và tư vấn là giải pháp tối ưu trong hoạt động của mô hình.

Với 4 tiếng đồng hồ cho mỗi buổi nói chuyện chuyên đề cho đại diện 457 hộ tại 3 thôn, đã giúp người dân hiểu được nội dung cơ bản của Luật BĐG, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Quy định xử phạt vi phạm hành chính về BĐG, về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình... Phương châm “mưa dầm thấm lâu” được áp dụng trong các buổi nói chuyện chuyên đề, đã giúp nhận thức của người dân về BĐG thay đổi, tiến bộ hơn. Thay đổi trong tư duy, nhận thức dần dẫn đến thay đổi trong hành động, chính là hiệu quả tác động của hoạt động tuyên truyền của mô hình. Trong quá trình thực hiện mô hình, cũng đã tổ chức 18 buổi tư vấn tại 3 thôn nêu trên và việc tư vấn được tổ chức lưu động tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, đặc biệt là tư vấn cho 60 gia đình có tình trạng bất BĐG và 95 hộ có nguy cơ bất BĐG cao ở nhiều khía cạnh như: gia trưởng, trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình…

Nhờ được trao đổi những thông tin hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan đến nội dung của Luật BĐG, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, những hành vi bị coi là bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái đã biết tự bảo vệ và bảo vệ người khác khỏi hành động bất BĐG và bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, những khẩu hiệu, pa - nô, áp phích dễ hiểu, gần gũi đã được sử dụng song song với liệu pháp tuyên truyền trò qua chuyện, tư vấn. Đồng thời, mỗi năm, địa phương đã thực hiện thường xuyên 12 bài tuyên truyền trên loa phát thanh của xã với định kỳ 2 lần/tuần để biểu dương những tấm gương người tốt việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ trên địa bàn xã, huyện cũng đã tạo hiệu quả rất tốt trong nâng cao nhận thức của người dân.

Sau 3 năm triển khai mô hình ở Nậm Lành đã cho thấy, hiệu quả của mô hình được thể hiện khá rõ nét, cho dù vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Qua đó, khẳng định chắc chắn rằng, mô hình này sẽ là tiền đề quan trọng để chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân nâng cao nhận thức dẫn đến những thay đổi về hành vi về BĐG.

Minh Tư

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát phòng, chống ma túy Công an tỉnh họp triển khai nhiệm vụ.

YBĐT - Từ năm 2010 - 2015, trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái xảy ra 1.481 vụ phạm pháp hình sự, giảm 41 vụ so với nhiệm kỳ trước.

Thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam ngày 25/11 cho biết Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Liên đoàn các nhà báo ASEAN (1975-2015) và Đại hội đồng Liên đoàn các nhà báo ASEAN lần thứ 18.

Giảng viên của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế giới thiệu tổng quan về Chương trình “Chung tay phòng chống bệnh tật” tới các học viên

YBĐT - Sáng 25/11, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch, bệnh” năm 2015 tại Yên Bái.

Học sinh Trường PTDTNT - THCS Trấn Yên trong giờ học.

YBĐT - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Trấn Yên (Yên Bái) được thành lập ngày 2/11/1996, là mái trường dành riêng cho con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện về học tập và rèn luyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục