Bỏ quy định cấm sinh viên bình luận, chia sẻ bài viết dung tục trên mạng
- Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2016 | 8:40:39 AM
Bộ Gioa dục-Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản đính chính Quy chế sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy đã ban hành ngày 5/4/2016 về quy định các hành vi sinh viên không được làm.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đính chính Điều 6, chương II của Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định các hành vi sinh viên không được làm.
Văn bản mới ghi rõ: "Các hành vi sinh viên không được làm thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục, Điều 61 Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan".
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (25/4/2016) và là bộ phận không tách rời của Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016.
Trước đó, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư Quy chế công tác sinh viên (SV) đại học chính quy thay thế cho quy định từ năm 2007, một điều khiến dư luận bức xúc là cấm sinh viên không được đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên internet…
Luật sư Nguyễn Văn Phương cho rằng, quy định này không thống nhất với các quy định của pháp luật nên việc cấm như vậy là vi phạm, không chỉ với sinh viên mà bất cứ với người dân nào khác vì không thể cấm người ta bày tỏ chính kiến. Ví dụ: Một công dân tuyên truyền không đúng sự thật, sai pháp luật, vu khống, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người khác thì mới cấm. Còn cấm người ta bày tỏ chính kiến về sự vật, hiện tượng với nhiều góc nhìn khác nhau, với bày tỏ quan điểm đúng thì không cấm được”.
Còn Tiến sĩ tâm lý Tùng Lâm cho hay, bộ ra quy định này với mong muốn sinh viên sống lành mạnh hơn, văn hóa hơn, trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, liệu bộ có kiểm soát được việc cấm của mình hay không? Chứ đưa ra như một thứ lệnh chỉ để thể hiện trách nhiệm của người quản lý “nói rồi không nghe”. Ví dụ như ở Hà Nội, có nhiều quy định yêu cầu học sinh phải đội mũ bảo hiểm nhưng cuối cùng không kiểm soát được, đành thả nổi.
Tiến sĩ Lâm cho rằng, bộ đưa quy định là không đúng bởi sinh viên đang trong thời gian quản lý nhà trường thì nhà trường phải có trách nhiệm quản lý các sinh viên của mình. Tuy nhiên, đưa ra quy định thì phải kiểm soát được chứ đưa ra mà không kiểm soát được thì chỉ nên kêu gọi.
Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Điều 88 quy định "Các hành vi người học không được làm |
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Sáng 5/5, hàng nghìn thí sinh bắt đầu làm bài thi đánh giá năng lực trên máy tính. Kết quả thi được sử dụng để xét tuyển vào 6 trường thành viên của Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội và 8 đại học khác.
YBĐT - Thành phố Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực tham gia đọc, sách, báo bằng việc mở rộng Thư viện thành phố cũng như luân chuyển các đầu sách, báo, tạp chí xuống các cơ sở xã, phường.
YBĐT - 5 năm qua, với nỗ lực của cấp ủy các cấp và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Hiệu quả các chính sách dân tộc góp phần tích cực làm đổi thay diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS, giảm đáng kể hộ nghèo.
YBĐT - Huyện Yên Bình hiện có 10.167 hội viên người cao tuổi (NCT), tỷ lệ NCT vào hội đạt 96,87%. Mặc dù tuổi cao, song các cụ vẫn tham gia cấp ủy cơ sở, cán bộ chủ chốt các tổ chức đoàn thể, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ Đảng, trưởng thôn...