Thị xã Nghĩa Lộ: Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu lao động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2016 | 9:38:59 AM

YBĐT - Theo khảo sát hàng năm trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ thì số lao động cần được giải quyết việc làm khoảng 1.000 người. Tuy nhiên, trong số này đa phần tự giải quyết việc làm thông qua đi lao động ngoài tỉnh và việc làm ở địa phương.

Lãnh đạo xã Nghĩa Phúc trao đổi công tác XKLĐ với thanh niên trên địa bàn.
Lãnh đạo xã Nghĩa Phúc trao đổi công tác XKLĐ với thanh niên trên địa bàn.

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo Quyết định 71/2009/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần nâng cao thu nhập giảm nghèo cho người lao động. Mặc dù, các cấp, ngành của thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cố gắng, nhưng XKLĐ  ở địa phương vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, XKLĐ, những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai nhiều  giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia XKLĐ. Thị xã đã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu hàng năm cho các xã, phường, phân công các cá nhân, tổ chức đoàn thể cùng tham gia triển khai XKLĐ. Đổi mới căn bản công tác giáo dục văn hóa và dạy nghề cho lao động nông thôn trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài. Mục tiêu XKLĐ là giúp các gia đình có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Không những thế, sau khi người lao động được tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tính kỷ luật trong lao động và nâng cao tay nghề sẽ dễ tìm được việc làm sau khi hết hợp đồng về nước. Lợi ích của XKLĐ là vậy, nhưng công tác này ở thị xã Nghĩa Lộ lại gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát hàng năm trên địa bàn thì số lao động cần được giải quyết việc làm khoảng 1.000 người.

Tuy nhiên, trong số này đa phần tự giải quyết việc làm thông qua đi lao động ngoài tỉnh và việc làm ở địa phương với các ngành nghề như: xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ… Số người tham gia XKLĐ theo đánh giá 3 năm trở lại đây cho thấy: năm 2013, có 5 người đi XKLĐ; năm 2014 không có; năm 2015 có 15 người và 5 tháng đầu năm 2016 cũng không có người đi XKLĐ.

Lý giải về số người đi XKLĐ không đạt kế hoạch hàng năm do UBND thị xã đề ra, ông Hà Văn Tuấn - Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thị xã cho biết: “Lực lượng lao động nhiều, nhưng chất lượng lao động thấp; ý thức kỷ luật chưa cao, trong đó có một số lao động tập trung học nghề, học tiếng, lại bỏ về không có lý do, gây ảnh hưởng đến tư tưởng số lao động đang học hay chuẩn bị tham gia XKLĐ.

Những năm trước đây, có doanh nghiệp đã tuyển chọn, đào tạo, thu tiền, nhưng mãi vẫn chưa đưa được người đi XKLĐ, dẫn tới người lao động chờ lâu, gây mất niềm tin với XKLĐ. Mặc dù công tác tuyên truyền về công tác XKLĐ đã được Phòng LĐTBXH phối hợp với các xã, phường, nhưng nhận thức của người lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, có tâm lý không muốn xa nhà. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: hạn chế về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề…”.

Tìm hiểu những khó khăn trong XKLĐ ở cơ sở, chúng tôi đã đến xã Nghĩa Phúc. Đồng chí Đặng Ngọc Anh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mấy năm gần đây, xã không có người đi XKLĐ, một phần cũng do là trình độ, kỹ năng tay nghề của người muốn tham gia đi XKLĐ còn thấp, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do trước đây xã có trên 10 người đi XKLĐ sang Malaysia làm việc nhưng thu nhập thấp, số người này trước khi đi có vay tiền ngân hàng, những khi về nước thu nhập không đủ trả ngân hàng, từ đó việc đưa người đi XKLĐ những năm gần đây càng trở lên khó khăn.

Người lao động của xã hiện có khoảng trên 200 người đang đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ở ngoại tỉnh như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… với mức thu nhập trung bình 200 ngàn đồng/ngày. Lao động tại địa phương cũng có thu nhập từ 100 ngàn đồng/ngày đến 150 ngàn đồng/ngày và  việc tìm kiếm việc làm ở địa phương cũng không khó, nên họ không mặn mà với XKLĐ”.

Để tháo gỡ khó khăn trong XKLĐ, Phòng LĐTBXH thị xã đang tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác XKLĐ, nhất là việc thẩm định các công ty, doanh nghiệp được cấp phép tuyển dụng XKLĐ; phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động để người lao động hiểu về lợi ích của chương trình XKLĐ và mọi người tích cực tham gia; tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ chính sách và người lao động được vay vốn, học nghề tham gia XKLĐ; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người đi XKLĐ…

Thái Hưng

Các tin khác
Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện Yên Bình phối hợp tổ chức tập huấn cho nữ ứng cử viên đại biểu HĐND cấp huyện.

YBĐT - 137 cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang của huyện Yên Bình đang tích cực tham gia vào 26 tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phục vụ công tác bầu cử tại các xã, thị trấn.

Nhân 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ngày qua đã có 66.104 lượt người vào Lăng viếng Bác; trong đó có 11.540 lượt khách nước ngoài.

Cuộc thi trao giải năm 2014-2015.

Sáng ngày 19/5, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức trao giải cuộc thi cho các thí sinh xuất sắc vòng 1, cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lần thứ III - năm 2016 phần thi trắc nghiệm.

Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Quyết định ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dành cho học sinh tiểu học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục