Bình Thuận: Sức bật từ xây dựng đời sống văn hóa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/6/2016 | 3:39:46 PM

YBĐT - Năm 1994, thôn Rẹ II, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn chính thức ra mắt làng văn hóa đánh dấu một bước quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Từ đó, phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã tạo sức lan tỏa lớn và 20/20 thôn, bản đã đăng ký xây dựng làng văn hóa.

Nhân dân xã Bình Thuận tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Bình Thuận tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Đến nay, 18/20 thôn được công nhận làng văn hóa, trong đó có 9 thôn, bản được công nhận làng văn hóa cấp huyện. Kết quả đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; đồng thời tạo tiền đề quan trọng để Bình Thuận thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Đức Quý - Chủ tịch UBND xã Bình Thuận cho biết: “Xác định rõ mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cũng là mục tiêu công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác văn hóa, nêu cao việc phát huy dân chủ, vai trò tự quản tại cộng đồng nhằm giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới”.

Hàng năm, bám sát các nội dung chỉ đạo của tỉnh, huyện, xã đều kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí thành viên. Căn cứ vào kế hoạch, Ban Chỉ đạo sẽ tham mưu với cấp ủy, chính quyền xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp, làm chuyển biến tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, xác định rõ xây dựng làng văn hóa trước hết phải xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa theo tiêu chí nếp sống văn hóa. Các thôn tập trung xây dựng quy ước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phát huy những thuần phong mỹ tục trong cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào, việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Hàng năm, Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các thôn, bản đạt danh hiệu làng văn hóa tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế, bổ sung vào quy ước những quy định mới và có những biện pháp khắc phục.

Các đám cưới đều được tổ chức theo nếp sống văn hóa. Nam nữ trước khi tổ chức lễ cưới đều được UBND xã tổ chức đăng ký kết hôn, trao giấy chứng nhận kết hôn theo đúng quy định của pháp luật trước sự chứng kiến của đại diện hai bên gia đình. Sau đó, đại diện hai bên gia đình phải ký cam kết với UBND xã tổ chức việc cưới theo nếp sống văn hóa mới gồm các nội dung như: tổ chức ăn uống bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm an ninh trật tự; lễ cưới diễn ra trang trọng, lịch sự, không sử dụng loa đài quá công suất, quá giờ quy định, ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người xung quanh; lễ cưới phải tiết kiệm, thực hiện theo nếp sống văn minh.

Cùng với đó, công tác xã hội hóa giáo dục luôn được cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, thôn và các gia đình quan tâm và huy động nhiều nguồn lực để phát triển giáo dục. Trung tâm Học tập cộng đồng và Hội Khuyến học xã hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần cổ vũ, động viên các thầy cô giáo, học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, giành nhiều thành tích cao.

Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cũng đạt nhiều kết quả; nhân dân luôn đoàn kết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng.

Các tổ hòa giải kịp thời phát hiện và giải quyết sớm những mâu thuẫn ở khu dân cư nên không có khiếu kiện đông người. Các tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính; tăng cường quản lý, rèn luyện, giáo dục đạo đức, lối sống đối với từng cán bộ, công chức và đảng viên; xây dựng tác phong, lề lối làm việc của cán bộ văn minh, lịch sự.

Từ việc triển khai thành công phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; phát triển kinh tế hộ quy mô vừa và nhỏ được triển khai đến tất cả các thôn, bản và hộ gia đình.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Bình Thuận, đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân thông qua việc xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế tổng hợp, kinh tế hộ gia đình có mức thu nhập từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 60% năm 2015. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã được nâng cao; 100% số hộ dân có phương tiện nghe nhìn, 85% số hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, 100% hộ dân có phương tiện cơ giới đi lại.

Thanh Tân

Các tin khác

Ngày 17/6, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa (SGK) được chia thành 5 nhóm nhằm lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chiếc CASA mất tín hiệu khi đang thực hiện nhiệm vụ tìm phi công Su-30 mất tích.

Trong khi tìm kiếm Su-30KM2 mất tích, máy bay CASA 212 chở 9 người đã phát hiện tín hiệu cấp cứu của phi công Khải trước khi mất liên lạc.

Phòng đọc thiếu nhi là không gian lý tưởng cho trẻ em trong dịp hè.

YBĐT - Ngoài những địa điểm thăm quan, dã ngoại và các điểm vui chơi dành cho lứa tuổi thiếu nhi, Thư viện tỉnh Yên Bái - nơi nuôi dưỡng tâm hồn các em qua những trang sách đang là địa chỉ thu hút đông đảo lứa tuổi học trò trong dịp hè này.

YBĐT - Vừa qua, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục