Văn Chấn đẩy mạnh xuất khẩu lao động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2016 | 2:47:30 PM

YBĐT - Theo khảo sát hàng năm, số lao động ở Văn Chấn cần được giải quyết việc làm khoảng trên 3.000 người.

Lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH huyện Văn Chấn lập danh sách người đăng ký XKLĐ.
Lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH huyện Văn Chấn lập danh sách người đăng ký XKLĐ.

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo Quyết định số 71/2009/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã triển khai nhiều giải pháp như: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp tuyển chọn lao động, thông qua mô hình liên kết giữa các đơn vị tuyển dụng, chính quyền địa phương và người lao động.

Để thực hiện kế hoạch XKLĐ, hàng năm, huyện đã giao nhiệm vụ cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ -TBXH) là cơ quan thường trực, chủ động xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu tới các xã, thị trấn, phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền về XKLĐ. Nhằm nâng cao chất lượng của XKLĐ, việc đào tạo văn hóa, dạy nghề, học tiếng… trước khi đi làm việc ở nước ngoài đã được coi trọng.

Mục tiêu của công tác XKLĐ là giúp các gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Không những thế, sau khi người lao động được tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tính kỷ luật trong lao động và nâng cao tay nghề, sẽ dễ tìm được việc làm sau khi hết hợp đồng về nước.

Đồng chí Phạm Hồng Điệp - Phó trưởng Phòng LĐ - TBXH huyện cho biết: Văn Chấn là huyện có địa bàn rộng, giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí người lao động không đồng đều, ít người có trình độ tay nghề để đi XKLĐ. Bởi vậy, các công ty, doanh nghiệp lớn ít đến tham gia tuyển dụng lao động của địa phương.

Theo khảo sát hàng năm, số lao động cần được giải quyết việc làm khoảng trên 3.000 người. Trong số này, đa phần tự giải quyết việc làm thông qua đi làm việc ngoài tỉnh và một số tự tìm việc làm ở địa phương như: xây dựng, giao thông vận tải, ngành nông lâm, thủy sản và thương mại dịch vụ…

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện đã tuyên truyền vận động được 930 người đi XKLĐ, trong đó, nữ chiếm 50%, đa phần đi lao động ở thị trường Hàn Quốc, Malaisia, Đài Loan… với mức thu nhập trung bình từ 12 triệu đồng đến trên 20 triệu đồng/tháng.

Qua khảo sát gần đây cho thấy, 100% người đi XKLĐ đều gửi tiền về xây, sửa nhà, mua sắm đồ dùng sinh hoạt và có vốn làm ăn nên đã thoát nghèo. Bên cạnh những người quyết tâm thoát nghèo bằng con đường XKLĐ, thì câu chuyện XKLĐ ở Văn Chấn cũng đã xảy ra trường hợp khi công ty nhận hồ sơ tuyển dụng, tổ chức cho học nghề, học tiếng lại bỏ về không có lý do, gây ảnh hưởng đến tư tưởng số lao động đang học và chuẩn bị tham gia XKLĐ.

Những năm trước đây, có doanh nghiệp đã tuyển chọn, đào tạo, thu tiền, nhưng mãi vẫn chưa đưa được người đi XKLĐ, dẫn tới người lao động chờ lâu, gây mất niềm tin với công tác XKLĐ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như người lao động hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề… là những khó khăn của công tác XKLĐ của huyện hiện nay.

Để đẩy mạnh công tác XKLĐ, hiện nay, Phòng LĐ-TBXH huyện đang tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác XKLĐ, nhất là việc thẩm định các công ty, doanh nghiệp được cấp phép tuyển dụng XKLĐ.

Đồng thời phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động để người lao động hiểu về lợi ích của chương trình XKLĐ và tích cực tham gia; tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ chính sách và người lao động được vay vốn, học nghề tham gia XKLĐ; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người đi XKLĐ…

Mục tiêu phấn đấu mỗi năm huyện đưa 150 người đi XKLĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thạch Phong

Các tin khác
Tuổi trẻ Mù Cang Chải cùng bà con xã Kim Nọi san tạo mặt bằng để xây dựng bếp ăn cho các em học sinh tại Trường Tiểu học và THCS Kim Nọi.

YBĐT - Chiến dịch hè năm 2016 của Huyện đoàn Mù Cang Chải có chủ đề “Tuổi trẻ Mù Cang Chải chung sức xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”.

Trong Chiến dịch tại các xã vùng Đông Hồ, huyện Yên Bình có rất nhiều chị em đăng ký khám và được tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ.

YBĐT - Kết quả chiến dịch tại Yên Bái đạt 100% kế hoạch giao, trong đó một số chỉ tiêu đạt cao như: thuốc tiêm tránh thai đạt 1.436/1.200 người, bằng 119%; thuốc uống tránh thai đạt 5.341/5.252 người, bằng 101%.

Mô hình nuôi thỏ của đoàn viên Tống Văn Hữu ở thôn Làng Già, xã Yên Thắng mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng. Ảnh Văn Tuấn

YBĐT - Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng Chương trình “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 680 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ. Trong đó có 166 mô hình trang trại trẻ, tạo việc làm cho hàng nghìn thanh niên địa phương có việc làm ổn định và trên 1.200 thanh niên lao động thời vụ.

Lớp học theo mô hình VNEN, học sinh ngồi thành từng nhóm.

Trong công văn gửi chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiều tối 18/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận việc áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục