Tuổi trẻ Yên Bình xung kích trên mặt trận kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/11/2016 | 2:23:39 PM

YBĐT- Đến nay, huyện Yên Bình có gần 200 mô hình của thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 50 triệu - 500 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi gà thương phẩm của đoàn viên Đỗ Văn Nhất ở thôn An Lạc 4, xã Hán Đà, huyện Yên Bình mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Mô hình nuôi gà thương phẩm của đoàn viên Đỗ Văn Nhất ở thôn An Lạc 4, xã Hán Đà, huyện Yên Bình mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.

Sau nhiều năm trăn trở, anh Trần Kim Hiếu ở thôn Đại Thân 1, xã Đại Minh,đã mạnh dạn đầu từ vào trồng bưởi, cam và chanh. Anh Hiếu chia sẻ: “Năm 2014, tôi chính thức đầu tư trồng gần 4 ha cam, bưởi, chanh. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, nhưng sau khi được thăm quan, tập huấn và tự nghiên cứu về kỹ thuật ghép tỉa, đến nay tôi đã nắm vững kiến thức về trồng các loại cây ăn quả có múi”.

Với hình thức lấy ngắn nuôi dài, chịu khó, không lùi bước trước khó khăn, đến nay, anh đã sở hữu 5 ha cam, bưởi, chanh và mỗi năm anh xuất ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm cùng hàng ngàn cây giống. Mô hình làm kinh tế của đoàn viên Trần Kim Hiếu mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.

Chia tay Hiếu, chúng tôi tới thăm mô hình nuôi gà thương phẩm của đoàn viên Đỗ Văn Nhất ở thôn An Lạc 4, xã Hán Đà. Năm 2012, với 10 con gà giống, đến nay, Đỗ Văn Nhất đang sở hữu một trang trại nuôi gà với trên 1.000 con, mỗi năm xuất trên 4 tấn và cho tổng thu nhập trên 300 triệu đồng.

Nhất tâm sự: “Với lợi thế về địa hình ở ngoài bán đảo hồ Thác Bà, hơn nữa là thanh niên nên tôi nghĩ mình cần phải có quyết tâm mở hướng làm giàu”. Đoàn viên Trần Kim Hiếu và Đỗ Văn Nhất chỉ là hai trong số hàng trăm mô hình làm giàu của tuổi trẻ huyện Yên Bình.

Để có được kết quả này, thời gian qua, Huyện đoàn Yên Bình đã xây dựng chương trình, kế hoạch về hành động của thanh niên trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh như: "Tuổi trẻ Yên Bình học tập và làm theo lời Bác", "Xây dựng giá trị, hình mẫu thanh niên thời kỳ mới", "Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối, tác phong cán bộ Đoàn.

Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp với các cơ sở Đoàn tổ chức nhiều mô hình có hiệu quả như: câu lạc bộ (CLB) khoa học, kỹ thuật trẻ; CLB chủ trang trại trẻ, CLB khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… Đặc biệt, các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi tiếp tục được nhân rộng.

Đến nay, huyện Yên Bình có gần 200 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 50 triệu - 500 triệu đồng/năm, tập trung chủ yếu là nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như quế, keo lai, các loại cây ăn quả có múi; mô hình nuôi cá trong ao, cá lồng, nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà với các loại cá: trắm, chép, trôi, mè, rô phi đơn tính...

Điển hình như mô hình của các đoàn viên thanh niên: Tạ Hữu Tỉnh, Trần Kim Hiếu ở xã Đại Minh; Đỗ Văn Nhất, Nguyễn Văn Khuyên, Hoàng Thị Tâm ở xã Hán Đà; Vi Văn Nguyên ở xã Cảm Nhân; Phương Quốc Dũng ở xã Xuân Lai, Lương Công Đức ở xã Đại Đồng...

Chị Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Huyện đoàn Yên Bình cho biết: “Thời gian qua, cùng với việc thực hiện tốt các phong trào của tuổi trẻ, Huyện đoàn Yên Bình còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình để ký ủy thác cho đoàn viên thanh niên được vay vốn ưu đãi trong phát triển kinh tế. Cụ thể, riêng 9 tháng đầu năm 2016, Huyện đoàn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai nguồn vốn vay cho thanh niên 11/26 xã, thị trấn, với tổng dư nợ là 31 tỷ 181 triệu đồng, gồm 1.127 hộ đoàn viên thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều  thanh niên”.

Với những kết quả đạt được, tuổi trẻ huyện Yên Bình đang góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Văn Tuấn

Các tin khác
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại diễn đàn.

“Tình trạng ô nhiễm môi trường và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội”- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải. Ảnh Minh Huyền

YBĐT - Với các giải pháp tích cực, tính đến 30/10/2016, toàn huyện Mù Cang Chải huy động được 17.751/17.864 học sinh học tập ở 534/534 lớp (có 307 lớp học 2 buổi/ngày với 10.105 học sinh), tỷ lệ huy động ra lớp đạt 99,4% kế hoạch giao.

Bác sỹ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thăm khám cho bệnh nhân.

YBĐT - Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân các huyện phía Tây của tỉnh và các huyện lân cận của các tỉnh Sơn La, Lai Châu.

Đây là thông tin được đưa ra trong Báo cáo thường niên của Viện Kinh tế và Hòa bình xếp hạng hàng năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục