Khó khăn trong công tác dân số ở Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/12/2016 | 9:28:32 AM

YBĐT - Trong tổng số 80 trẻ sinh ra ở xã Lương Thịnh thì có tới 12 trẻ là con thứ 3 trở lên. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên đang có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dân số cũng như công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Trấn Yên. 

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào Mông xã Hồng Ca (Trấn Yên).
Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào Mông xã Hồng Ca (Trấn Yên).

Xã Lương Thịnh có 18 thôn, với hơn 7.000 nhân khẩu, trong đó 21% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Những năm qua, mặc dù chính quyền, các đoàn thể và 2 câu lạc bộ tiền hôn nhân của xã có nhiều giải pháp tích cực nhằm thực hiện tốt công tác DS/KHHGĐ, nhưng tình trạng sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trong tổng số 80 trẻ sinh ra thì có tới 12 trẻ là con thứ 3 trở lên.

Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được chị Vũ Thị Hương - cán bộ DS/KHHGĐ xã Lương Thịnh cho biết: “Đại đa số các trường hợp sinh con thứ 3 đều giấu có thai, đến khi thai đã lớn thì mọi chuyện đã rồi, thêm vào đó kinh phí giành cho công tác DS/KHHGĐ đều bị cắt giảm, thêm vào đó 2 câu lạc bộ tiền hôn nhân ở 8 thôn trong xã hoạt động cầm chừng… đây thực sự là những tác nhân dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của xã Lương Thịnh thời gian qua còn cao”.

Hiện nay xã Hồng Ca có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc ít người, do nhận thức không đầy đủ về công tác DS/KHHGĐ là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng tỷ lệ sinh con thứ 3 ở đây khá cao; chất lượng dân số không đảm bảo. Việc áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ở đây chủ yếu giành cho phụ nữ, vì vậy những năm qua Hồng Ca là địa phương có số trường hợp sinh con thứ 3 cao nhất huyện Trấn Yên.

Về vấn đề này, đồng chí Hà Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Mặc dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để tuyên truyền về chính sách dân số, nhưng tư tưởng muốn có con nối dõi tông đường và đông con thể hiện cái uy trong từng dòng tộc vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Hồng Ca. Bên cạnh đó, vẫn có hiện tượng các đối tượng được cấp phát các biện pháp tránh thai hiện đại như: thuốc uống, bao cao su nhưng về không sử dụng, nên việc đẻ dày, đẻ nhiều là điều khó tránh khỏi”.

Xác định nâng cao chất lượng công tác DS/KHHGĐ là một nhiệm vụ chiến lược, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong thời gian qua, chính quyền các cấp huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho mỗi người dân.

Theo đó, ngay từ đầu năm huyện đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ từ huyện tới 22 xã, thị trấn trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động gia đình và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách DS/KHHGĐ với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, thông tin trên đài truyền thanh huyện, truyền thanh xã.

Nội dung tuyên truyền liên quan đến hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh; bình đẳng giới; sự cần thiết của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phát hiện sớm tật, bệnh ở thai nhi, nhằm tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh; tuyên truyền các cặp vợ chồng sinh con một bề đã sinh đủ số con thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại... cho trên 12.000 lượt người tham gia.

Trong đó, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác dân số. Cùng với đó là duy trì tốt 6 câu lạc bộ tiền hôn nhân ở 4 địa phương có mức sinh cao…

Thông qua các hình thức tuyên truyền về công tác DS/KHHGĐ đã có 4.707 người áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 80% kế hoạch năm. Đến thời điểm này đã có 946 trẻ sinh ra, giảm hơn 100 trẻ so với cùng kỳ năm trước, nhưng số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên vẫn ở mức cao và tăng 3 trường hợp so với năm 2015.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3 vẫn ở mức cao trên địa bàn huyện Trấn Yên đó là, nhận thức của một bộ phận nhân dân về chính sách DS/KHHGĐ ở một số xã, thị trấn còn hạn chế, nhiều gia đình còn tồn tại quan điểm, tư tưởng có con trai để “nối dõi tông đường”, “đông con cho vui cửa, vui nhà”.

Thêm vào đó, chính sách về kinh phí dành cho công tác DS/KHHGĐ năm 2016 có nhiều thay đổi, như: hầu hết các gói dịch vụ tránh thai hiện đại chỉ hỗ trợ cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng nghèo; không có kinh phí cho truyền thông, kinh phí cho cộng tác viên dân số, vì vậy đến thời điểm này chỉ có 4/22 xã thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên không xảy ra tình trạng sinh con thứ 3 trở lên là xã Minh Tiến, Bảo Hưng, Vân Hội và thị trấn Cổ Phúc.

Vậy đâu là yếu tố quyết định đến tình trạng có hay không các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, đồng chí  Nguyễn Ngọc Bắc - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Phúc khẳng định: “Yếu tố quyết định đến vấn đề sinh con thứ 3 trở lên hoàn toàn phụ thuộc vào chính các đối tượng, vì vậy tuyên truyền làm sao để thay đổi nhận thức của các đối tượng là điều cần làm của mỗi địa phương”.

Để nâng cao chất lượng công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện, đặc biệt là giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, đồng chí  Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Trấn Yên cho biết: “Thời gian tới Trung tâm DS/KHHGĐ sẽ tích cực tham mưu với chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh sự tăng cường lãnh đạo đối với công tác DS/KHHGĐ. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền về công tác này. Hướng dẫn và đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác truyền thông chuyển đổi hành vi nhằm tăng nhanh số người áp dụng các biện pháp tránh thai và thực hiện mô hình gia đình ít con…”.

Công tác DS/KHHGĐ ở Trấn Yên vẫn còn đó không ít thách thức đòi hỏi sự nỗ lực lớn, không chỉ với những người làm việc chuyên trách mà còn cả cộng đồng, có như vậy mới giảm được tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và cải thiện chất lượng dân số.

Thanh Hùng (Đài TT-TH Trấn Yên)

Các tin khác
Mô hình “Tự quản thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt” tại Khu dân cư Yên Hòa, phường Yên Ninh góp phần tích cực xây dựng, thực hiện NSVH - VMĐT.

YBĐT - Toàn thành phố Yên Bái có 35 câu lạc bộ, 203 đội văn nghệ thu hút trên 2.500 thành viên tham gia làm nòng cốt trong hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ tại cơ sở; 9/9 phường đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị, 2 xã đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới.

Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện ký cam kết với các nhà mạng.

YBĐT - 3 nhà mạng viễn thông ký cam kết tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước và thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên địa bàn tỉnh gồm: Chi nhánh Viettel Yên Bái, Chi nhánh VNPT Yên Bái, Chi nhánh MobiFone Yên Bái.

Đoàn viên, người lao động Công ty cổ phần Xây dựng Quang Thịnh (Văn Chấn) được đảm bảo mức lương trung bình 4 triệu đồng/người/tháng.

YBĐT- Hiện nay, Công đoàn ngành Xây dựng trực tiếp quản lý 21 công đoàn cơ sở (CĐCS). Trong đó: 1 CĐCS hành chính, 2 CĐCS đơn vị sự nghiệp, 14 CĐCS công ty cổ phần và 4 CĐCS công ty TNHH với 1.849 đoàn viên/1.890 công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT và nhà trường nhắc nhở về thực hiện việc dạy học, kiểm tra, đánh giá học kỳ I năm học 2016-2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục