Lùi thời điểm áp dụng tăng giá viện phí để tránh lạm phát

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/4/2017 | 4:49:39 PM

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước (gọi tắt là Thông tư số 02).

Trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, điều trị cho bệnh nhân.
Trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, điều trị cho bệnh nhân.

Theo lộ trình tính giá dịch vụ công gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, áp dụng đối với người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế; dịch vụ ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, mức giá của các dịch vụ tại Thông tư số 02 là mức giá tối đa; Thông tư 02 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017 nhưng không phải là đến ngày 1/6/2017 tất cả các bệnh viện trên toàn quốc thực hiện mức giá tối đa này.

Bộ Y tế sẽ quy định mức giá và thời điểm thực hiện cụ thể tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I thuộc các Bộ, ngành quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức giá và thời điểm thực hiện đối với các bệnh viện thuộc địa phương quản lý và các bệnh viện do các Bộ, ngành khác quản lý từ hạng II trở xuống.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, việc điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình phải bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Do đó, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương dự kiến mức giá và thời điểm thực hiện (vào một trong các tháng 7,8,10,12 năm 2017) gửi về Bộ Y tế để phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tính toán mức tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh thời điểm thực hiện cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng của Chính phủ.

Việc ban hành Thông tư 02 là để bình đẳng giữa người có thẻ bảo hiểm y tế và không có thẻ bảo hiểm y tế trong chi trả chi phí khám, chữa bệnh vì nguyên tắc 2 đối tượng này phải chi trả cho bệnh viện như nhau, chỉ khác nguồn trả: người có thẻ bảo hiểm y tế do bảo hiểm y tế chi trả, người không có thẻ bảo hiểm y tế phải tự chi trả.

Luật Bảo hiểm y tế quy định bảo hiểm y tế là bắt buộc, tuy nhiên hiện nay vẫn còn gần 20% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế, trong số này có rất nhiều người cận nghèo, người có thu nhập trung bình nhà nước đã có chính sách hỗ trợ từ 30-70% mức đóng nhưng vẫn chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Vì vậy, việc thực hiện Thông tư 02 sẽ khuyến khích người chưa có thẻ bảo hiểm y tế tham gia bảo hiểm y tế, thuận lợi cho các cơ sở y tế trong việc thu và quản lý nguồn thu, các bệnh viện có kinh phí để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đặc biệt, Thông tư 02 không làm ảnh hưởng đến người có thẻ bảo hiểm y tế, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. Nguyên nhân là do người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi trên 80 tuổi, người dân sinh sống ở các xã đảo, huyện đảo, các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế và được Bảo hiểm Xã hội thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Công đoàn Văn phòng Quốc hội ủng hộ quỹ

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã ra lời kêu gọi thực hiện 3 tháng cao điểm vận động toàn dân tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ; kêu gọi mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi gia đình có một việc làm cụ thể để góp phần chăm lo cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách.

YBĐT – Công an tỉnh Yên Bái vừa ra Thông báo số 398/PC46 về việc thông báo điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoat tài sản” xảy ra tại Công ty Liên Kết Việt.

Ảnh minh họa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thời gian này mới vào đầu hè, nhưng đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm, cướp đi sinh mạng của nhiều em nhỏ.

Ngành y tế sẽ tập trung kiểm soát an toàn đối với rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống.

YBĐT -“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP)” năm 2017 có chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu; phòng tránh ngộ độc do các độc chất tự nhiên”. Ngành y tế Yên Bái đã khẩn trương xây dựng và hướng dẫn các đơn vị chủ động triển khai các hoạt động của “Tháng hành động vì ATTP” năm nay vì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, vì sức khỏe của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục