Kỳ thi THPT quốc gia: Để môn Giáo dục công dân đạt hiệu quả cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/5/2017 | 7:54:01 AM

YBĐT - Theo quy chế của kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm học 2016 - 2017, ngoài các môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Anh học sinh khối 12 sẽ phải chọn một trong hai tổ hợp môn thi Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên. Lần đầu tiên môn Giáo dục công dân (GDCD) được đưa vào là một trong những môn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.

Trong giờ ôn tập môn Giáo dục công dân của cô và  trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt.
Trong giờ ôn tập môn Giáo dục công dân của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt.

Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia lần này là một bước đi quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Bởi vậy, ngoài việc trau dồi và giáo dục những kiến thức văn hóa trên lớp thì việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cũng hết sức quan trọng đối với các em học sinh.

Thầy giáo Hoàng Văn Chính - Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Quốc Việt cho biết: “Ngay sau khi Công văn 4818 của Bộ GD&ĐT về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2017 được ban hành, Ban Giám hiệu nhà trường đã tiến hành rà soát lại chương trình bộ môn, tổ chức khảo sát và thăm dò nhu cầu của học sinh bằng cách phát đơn cho các em tự nguyện chọn lựa và đăng ký các môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên. Kết quả 146/160 em đăng ký tổ hợp môn thi Khoa học xã hội. Ngay sau đó nhà trường đã có những phương án tăng cường hình thức và thời lượng dạy môn GDCD cho các em học sinh khối 12. Cùng với đó chỉ đạo tổ chuyên môn, tổ chức dạy phụ đạo ôn tập trên 40 tiết vào các buổi chiều để các em có kiến thức, sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới”.

Cô giáo Đinh Thị Thu Hà - giáo viên môn GDCD, Trường THPT Hoàng Quốc Việt chia sẻ: “Vì là lần đầu tiên môn GDCD được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia nên cô trò chúng tôi cũng không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng. Thế nhưng ngay sau đó chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm bởi đã có kim chỉ nam định hướng bằng đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Chương trình học của khối 12 chủ yếu là các kiến thức liên quan đến pháp luật, Nhà nước. Ngoài việc tăng cường ôn luyện, cô trò chúng tôi đã có những đổi mới trong cả phương pháp dạy và học. Để học sinh hứng thú với môn học, tôi đã chủ động xây dựng giáo án, khái quát lại kiến thức đồng thời cho các em làm bài tập ngay sau mỗi tiết học. Hình thức đọc chép trước đây đã không còn mà thay vào đó là những sơ đồ tư duy dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi cũng tổ chức học nhóm tương tác cho các em nhằm phát huy tính sáng tạo, nắm chắc những kiến thức cơ bản trong chương trình học”.

Cùng với nỗi lo lắng, trăn trở về đổi mới trong kỳ thi năm nay thì cũng có những niềm vui, hạnh phúc của giáo viên giảng dạy môn “phụ” mà không hề “phụ” này.

Là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn GDCD, cô Nguyễn Thị Sen - Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui bởi môn học từng được coi là “phụ” giờ đã được quan tâm và đưa vào kỳ thi THPT quốc gia. Đề thi minh họa có 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, nội dung xoay quanh những hiểu biết về pháp luật, xã hội và đời sống. Với hình thức trắc nghiệm thì học sinh không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm mà điều quan trọng là các em phải biết phân tích, tổng hợp và áp dụng kiến thức ấy vào cuộc sống. Tôi thường xuyên tham khảo trên mạng Internet để xây dựng ma trận theo đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi thử theo hình thức trắc nghiệm, hướng học sinh nắm bắt kiến thức đảm bảo ở ba mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Đặc biệt tăng cường sử dụng các tình huống pháp luật, lấy ví dụ thực tiễn sát với cuộc sống hàng ngày để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu bản chất vấn đề, có khả năng vận dụng vào thực tiễn. Điều quan trọng nhất là phải luôn động viên, khuyên khích để các em có tinh thần thoải mái, phấn chấn. Có như vậy chắc chắn các em sẽ đạt được kết quả cao như mong đợi!”.

Em Lê Phương Hà - học sinh lớp 12 Văn, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Kỳ thi THPT quốc gia năm nay em đăng ký dự thi tổ hợp môn thi Khoa học xã hội. Đối với môn GDCD để đạt điểm trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là điều không khó, tuy nhiên để đạt điểm cao và xét tuyển vào đại học, cao đẳng thì em phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa qua những giờ học trên lớp, em còn thường xuyên xem tivi, đọc sách, báo để cập nhật tình hình thời sự phục vụ cho việc thi cử. Sau mỗi tiết học, em và các bạn cùng nhau trao đổi theo nhóm, làm các đề thi trắc nghiệm theo dạng đề minh họa mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Chúng em nghĩ việc đưa môn GDCD vào kỳ thi năm nay là rất đúng đắn bởi môn học này giúp chúng em hiểu biết hơn về các vấn đề xã hội để hoàn thiện bản thân mình một cách toàn diện”.

Kỳ thi THPT quốc gia đã đến gần, thầy và trò các trường THPT trong tỉnh đã sẵn sàng tâm lý và có những phương pháp dạy và học phù hợp với những đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Tin rằng chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường nói chung và chất lượng dạy - học môn GDCD nói riêng sẽ đáp ứng được yêu cầu theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ-TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

 Thu Trang

Các tin khác
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

YBĐT - Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia tỉnh Yên Bái năm 2017 tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thống nhất nội dung chỉ đạo kỳ thi trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh thống nhất nội dung phối hợp công tác dân vận với Ban Dân vận và cấp ủy, chính quyền địa phương.

YBĐT - Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh đã phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy Văn Chấn, Ban Dân vận Thị ủy Nghĩa Lộ và cấp ủy, chính quyền thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn cơ sở tổ chức Hội nghị phối hợp công tác dân vận bảo đảm cho xây dựng Sở chỉ huy, thao trường thực binh và các điều kiện sinh hoạt dã ngoại trong diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh năm 2017.

Ảnh minh họa

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.

Việt Nam có 8 thí sinh dự thi Olympic Vật lý châu Á năm 2017 thì có 7 em đoạt giải, gồm: 1 huy chương vàng (HCV), 3 HCB (huy chương bạc), 3 bằng khen (giải Khuyến Khích).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục