Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/7/2017 | 1:46:33 PM

YBĐT - Dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đến nay vẫn đang có xu hướng tăng mạnh với gần 5.300 ca mắc. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, việc đi lại thuận tiện của học sinh, sinh viên, người làm ăn xa từ vùng dịch trở về nên mặc dù Yên Bái không phải là tỉnh trọng điểm của dịch nhưng dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn bất cứ lúc nào.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phun hoá chất diệt muỗi cho hộ dân tại thôn Khe Kẹn, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phun hoá chất diệt muỗi cho hộ dân tại thôn Khe Kẹn, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, việc đi lại thuận tiện của học sinh, sinh viên, người làm ăn xa từ vùng dịch trở về nên mặc dù Yên Bái không phải là tỉnh trọng điểm của dịch nhưng dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn bất cứ lúc nào.

Bác sỹ Trần Thị Tuyết - Trưởng khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “SXH là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thuộc nhóm B. Người mắc bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, đau, nhức mỏi toàn thân, sốt nóng, sốt cao liên tục từ 39 - 40oC trong nhiều ngày không dứt, có thể biểu hiện nặng kèm theo như xuất huyết, chảy máu ở mũi, chân răng, nướu răng, ở phụ nữ có thể chảy máu âm đạo, rong kinh… dẫn đến tình trạng sốc, suy đa phủ tạng… Vì vậy, bệnh SXH rất nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nặng dẫn đến tử vong”.

Từ đầu năm 2017 đến nay, Yên Bái đã ghi nhận 9 trường hợp được chẩn đoán mắc SXH. Có một vài ca bệnh do người mắc làm việc tại Hà Nội nhưng gia đình tại Yên Bái nên về Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị để tiện việc chăm sóc. Còn lại hầu hết đều nhiễm bệnh và điều trị tại Hà Nội. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời, không để lây lan thành ổ dịch.

Để chủ động phòng chống dịch SXH, ngay từ đầu năm 2017, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng chống SXH; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch SXH trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền phòng, chống bệnh SXH bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi, truyền thông trên loa phát thanh tại 9/9 huyện, thị, thành phố, 180 xã, phường, thị trấn; tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế dự phòng và cán bộ làm công tác điều trị; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi; giám sát chặt chẽ các ca bệnh mắc từ nơi khác đến điều trị tại tỉnh; lấy mẫu xét nghiệm, giám sát muỗi truyền bệnh SXH định kỳ tại 2 điểm là thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Tại những lần giám sát của mỗi đợt chưa phát hiện vector chính truyền bệnh SXH (muỗi Aedes aegypty). Vì vậy, nguy cơ dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh là rất thấp. Tuy vậy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự gia tăng hoạt động giao thương giữa các tỉnh không loại trừ nguy cơ dịch SXH xâm nhập vì muỗi truyền bệnh rất có thể theo các phương tiện công cộng xâm nhập vào địa bàn. Do đó, công tác giám sát luôn được tăng cường, không thể chủ quan lơ là trong việc phòng chống.

Bên cạnh sự vào cuộc của ngành y tế thì UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng cần triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy); giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền tập trung chỉ đạo và huy động các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia và vận động người dân tiến hành khơi thông cống rãnh, không để các vũng nước đọng, phát quang bụi rậm, lùm cây, vạt cỏ rậm, thường xuyên cọ rửa, thay nước lọ hoa, bể cá… lật úp các dụng cụ phế thải có khả năng chứa nước đọng như: chai, lọ vỡ, vỏ đồ hộp sau khi sử dụng hết thực phẩm…; thu gom, đốt hoặc chôn lấp để xử lý rác tập trung…; thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt: ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài đặc biệt đối với trẻ nhỏ, sử dụng hương xua đuổi muỗi, hoặc phun, tẩm hóa chất diệt muỗi…

Thời điểm này đang chuẩn bị bước vào đỉnh điểm của dịch SXH hàng năm, thêm vào đó bệnh SXH đến nay chưa thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vác-xin phòng bệnh. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động cắt đứt đường truyền bệnh hay nói cách khác phá bỏ nơi trú ngụ, hạn chế tối đa sự sinh sản phát triển của muỗi truyền bệnh và không để muỗi đốt.

Trong công tác phòng chống SXH, trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà cần có sự chung tay của cả cộng đồng, cả xã hội trong đó mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh SXH để bảo vệ chính mình.

Hoài Anh

Các tin khác
Bà Đinh Thị Hồng Lan- Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh (thứ 3, trái sang) cùng lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Ngày thứ 7 đồng hành cùng doanh nghiệp, CNLĐ” và “Bữa cơm Công đoàn” tổ chức tháng 4 vừa qua.

Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái hiện có 45 công đoàn cơ sở (CĐCS) với gần 9 nghìn đoàn viên (ĐV). Bám sát chủ đề Tháng Công nhân năm 2024 “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Công đoàn Các KCN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ).

Em Nguyễn Đỗ Quang Minh (học sinh lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024

Bức thư nói về trẻ em thiếu tình thương của nam sinh lớp 9 Nguyễn Đỗ Quang Minh (Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024.

Triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp với tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận Căn cước.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an, thời gian tới, sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh mặt.

Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Việt Cường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Hình ảnh các đồng chí công an đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để nắm bắt tình hình an ninh trật tự, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con giờ đã trở nên quen thuộc, gần gũi với người dân xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục