Sáng ngời tấm gương người lính Cụ Hồ

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/7/2017 | 8:21:20 AM

YBĐT - Một ngày trung tuần tháng 7 - khi khắp nơi đang chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, chúng tôi về thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn để gặp gỡ và trò chuyện với cựu chiến binh Đoàn Thế Yêm ở tổ dân phố 7 - đại diện duy nhất của huyện Văn Chấn và cũng là một trong 7 đại biểu tiêu biểu của tỉnh được lựa chọn đi dự Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2017.

Mô hình trồng cam của gia đình bệnh binh Đoàn Thế Yêm mỗi năm cho thu nhập khoảng 180 triệu đồng.
Mô hình trồng cam của gia đình bệnh binh Đoàn Thế Yêm mỗi năm cho thu nhập khoảng 180 triệu đồng.

Người bệnh binh từng đi qua cuộc chiến kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của một thời khói lửa hào hùng - một phần ký ức không thể nào quên. Năm 1971, người thanh niên 20 tuổi quê ở xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Sau khi tham gia huấn luyện tại Tỉnh đội Thái Bình, năm 1973 ông cùng đơn vị lên đường nhận nhiệm vụ bổ sung cho Trung đoàn Thạch Hãn trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Kết thúc chiến dịch, ông trở ra Bắc. Năm 1974 ông tham gia huấn luyện tại E919, Quân chủng Phòng không - Không quân. Rồi đến năm 1975, ông giữ nhiệm vụ thống kê tại Phòng Tham mưu F301 rồi là học viên tại Trường Sỹ quan Không quân.

Sau đó, ông chuyển công tác giữ chức vụ Trợ lý thông tin, Phòng Tham mưu F370 và giai đoạn từ 1980 đến 1986 ông giữ chức vụ Tiểu đoàn phó, Trường Sỹ quan Chỉ huy kỹ thuật không quân. Còn từ năm 1986 đến nay, ông nghỉ chế độ và về sinh sống, phát triển kinh tế gia đình tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn.

Trở về cuộc sống đời thường, gia đình ông gặp vô vàn khó khăn. Mang trong mình hai vết thương trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam với kết quả giám định mất 61 - 70% sức khỏe nhưng ông Yêm luôn khắc sâu lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, không ngừng trăn trở tính kế làm ăn, phát triển kinh tế. Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc, ông bắt tay vào thực hiện.

Ông Yêm kể: “Lúc ấy rừng núi hoang vu lắm, toàn lau lách, chè vè, người ít, đường đi chưa có, vợ chồng tôi tích cực phát dọn, vỡ đất hoang, trồng các loại cây sắn, khoai lang, đậu, lạc để sinh sống. Rồi khi đã có ít vốn tôi bắt đầu trồng bồ đề, keo lai và bạch đàn nhưng không cho kết quả như mong đợi. Không cam chịu thất bại, tôi đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng tiếp tục chăn nuôi, trồng rừng, lấy ngắn nuôi dài, đi từng bước chậm nhưng chắc để có tiền đề phát triển những thứ lớn hơn sau này”.

Không ngừng tìm tòi, tích cực đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất, ông Yêm đã thành công trên mảnh đất khai hoang của mình. Hiện ông là chủ của 6 ha đất đồi rừng, trong đó có trên 2 ha diện tích trồng quế, trên 1 ha trồng cây mỡ; 500 gốc cam trồng trên diện tích 1,2 ha kết hợp trồng nhiều loại cây ăn quả và chăn nuôi lợn, gà. Mô hình chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp, đa dạng ấy mỗi năm mang lại cho gia đình ông nguồn thu trên 300 triệu đồng.

Có được thành công như hôm nay, ông Yêm chia sẻ: “Nhớ lời Bác dạy nên tôi cố gắng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, vươn lên làm giàu bằng chính khối óc và đôi bàn tay của mình. Dù cuộc sống có khó khăn thế nào thì với ý chí quyết tâm và sự chịu khó, ai rồi ắt cũng thành công”.

Sự quyết tâm vươn lên làm giàu của người cựu chiến binh già được người dân trong xã cảm phục. Nói về người bệnh binh được địa phương lựa chọn đi dự Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2017, đồng chí Lê Ngọc Long - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn khen ngợi: “Ông Yêm luôn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu, đi đầu trong mọi lĩnh vực. Dù sức khỏe yếu nhưng ông không trông đợi sự hỗ trợ từ Nhà nước mà luôn tự thân vận động, chịu khó tìm tòi những giống cây, con có năng suất, giá trị cao đưa vào sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao thu nhập cho gia đình. Ông cũng đã giúp đỡ đồng đội của mình bằng cách tạo việc làm, cấp vốn, giống cho con em cựu chiến binh làm kinh tế”. 

Ngoài Huy chương Kháng chiến hạng Nhì của Nhà nước tặng thưởng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Yêm còn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Ý chí phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống mới của cựu chiến binh Đoàn Thế Yêm là tấm gương sáng về sự kiên trì vượt khó và tình yêu lao động cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Thanh Chi

Các tin khác
Ngôi nhà của gia đình bà Phạm Thị Trà đang hoàn thiện để sớm đưa vào sử dụng.

YBĐT - Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công (NCC) về nhà ở (gọi tắt là Quyết định số 22), những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tiến hành rà soát, thẩm định, đánh giá thực trạng về nhà ở của NCC, lập danh sách hộ cần làm mới, sửa chữa, góp phần giúp nhiều gia đình sớm ổn định cuộc sống.

YBĐT - Tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7 1947 – 27/7/2017).

Trong buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế tổ chức sáng 26/7 tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế đã "khuyến cáo mạnh mẽ" mỗi cộng đồng thực hiện 5 hành động để phòng, chống dịch.

Đồng chí Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Sở Tư Pháp  trao tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2011 – 2017.

YBĐT - Chiều 26/7, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải cơ sở và trợ giúp pháp lý; ký kết chương trình phối hợp, giai đoạn 2017 - 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục