Yên Bái sơ kết 1 năm triển khai, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020
- Cập nhật: Thứ ba, 1/8/2017 | 12:48:21 PM
YênBái - YBĐT – Sáng 1/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án).
Dự Hội nghị có đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, lãnh đạo các ban Đảng tỉnh, ban của HĐND, các sở, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội; bí thư huyện, thị, thành ủy; chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Sau 1 năm triển khai, thực hiện Đề án, học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt tại điểm trường chính, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, số học sinh được học bán trú và hưởng chính sách tăng, tạo điều kiện tốt hơn cho các em đến trường.
Đến hết năm học 2016 – 2017, toàn tỉnh có 382 trường, 587 điểm trường, 5.966 lớp, 178.946 học sinh, 48 trường phổ thông dân tộc bán trú và 50 trường có học sinh bán trú; giảm: 148 trường, 178 điểm trường, 169 lớp; tăng 5.708 học sinh bán trú so với trước khi thực hiện Đề án; tăng trên 6.600 học sinh ở điểm trường chính so với kế hoạch thực hiện Đề án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến định hướng thảo luận tại Hội nghị.
Công tác triển khai bố trí, sắp xếp lại đội ngũ được cấp ủy, chính quyền các địa phương và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc, tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ, quan tâm làm tốt công tác tư tưởng cho số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc diện phải sắp xếp lại.
Sau 1 năm triển khai Đề án, toàn tỉnh đã thực hiện sắp xếp lại 970 người; trong đó: cán bộ quản lý 270 người, giáo viên 390 người, nhân viên 310 người, đạt mục tiêu Đề án.
Cùng với đó, tỉnh đã tập trung ưu tiên, bố trí nguồn vốn và tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa nhằm cơ bản giải quyết khó khăn về phòng học và các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu của học sinh bán trú, có các giải pháp mở rộng quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển theo mục tiêu Đề án.
Đến hết tháng 5/2017 có 109/163 dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng (đạt 66,9%); 14/19 dự án xã hội hóa với tổng số vốn giải ngân đạt 43 tỷ 360 triệu đồng/101 tỷ 508 triệu đồng, đạt 43,7% vốn cam kết.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án còn có những khó khăn như: một số trường liên cấp có quy mô lớn, không liền kề nhau dẫn đến khó trong công tác quản lý; giao thông không thuận lợi khó huy động học sinh ra lớp và phụ huynh đưa đón con đến trường hàng ngày; thiếu quỹ đất để tăng quy mô lớp; thiếu phòng học, phòng ở và các công trình phụ trợ; khó khăn trong việc triển khai các công trình xây dựng cơ bản và trong việc xử lý tài sản, quỹ đất của các điểm trường lẻ sau sáp nhập; khó khăn trong việc công nhận các trường phổ thông có cấp học mầm non đạt chuẩn quốc gia do không có tiêu chí đánh giá.
Đại diện Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành, huyện Văn Chấn tham gia thảo luận.
Tại Hội nghị đã có 12 ý kiến thảo luận của đại diện các huyện, thị, các sở, ngành, các trường học tập trung đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đưa ra nhiều kiến nghị để tiếp tục thực hiện tốt Đề án trong thời gian tiếp theo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Đề án đã được cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực vào cuộc với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thường xuyên, liên tục, kịp thời dưới nhiều hình thức và đến nay Đề án cơ bản hoàn thành kế hoạch năm đầu thực hiện.
Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Đề án trong thời gian tới, đặc biệt là kế hoạch năm học 2017 – 2018 sẽ sáp nhập 112 điểm trường, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ rõ phương hướng, giao Sở Giáo dục- Đào tạo, các sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát, điều chỉnh kịp thời một số nội dung sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở, đảm bảo kịp tiến độ thời gian để triển khai nhiệm vụ năm học mới.
Cùng với đó, quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập trung nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, các tổ chức, các lực lượng xã hội trong thực hiện Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Tăng cường đầu tư, quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, rà soát nhu cầu đầu tư, bố trí quỹ đất của các cơ sở trường học để đầu tư các dự án của năm 2017 khi cân đối được nguồn vốn; tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các trường dân tộc bán trú, đảm bảo các điều kiện thiết yếu phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú.
Ngoài ra, tập trung xác định rõ số lượng biên chế thừa, thiếu theo cơ cấu của từng đơn vị và thực hiện việc điều chuyển nơi thừa đến nơi thiếu giáo viên theo cơ cấu; xây dựng phương án tuyển dụng bổ sung biên chế còn thiếu. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dạy học sinh, nhất là học sinh các trường dân tộc bán trú. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng dạy và học, quản lý giáo dục; sắp xếp bố trí phân công giáo viên, hoạt động chuyên môn, trang thiết bị, ổn định tổ chức bộ máy.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu kết luận Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu chú trọng giáo dục kỹ năng sống, thực hiện tốt phong trào "tương thân tương ái", hỗ trợ học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; tập trung chỉ đạo các giải pháp tích cực nhằm huy động học sinh ra lớp...; tiếp tục tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, rà soát theo các tiêu chí để kiểm tra, công nhận trường đạt chuẩn khi đủ điều kiện.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt, cùng với việc thực hiện Đề án, các sở, ban, ngành và các địa phương cần tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai nhiệm vụ năm học mới 2017 – 2018, trong đó chú ý hoàn thành công tác tuyển sinh lớp đầu cấp; rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học, các công trình phụ trợ; sắp xếp, bố trí đội ngũ đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp, có phương án trình bổ sung biên chế để đáp ứng yêu cầu quy mô trường, lớp, hoàn thành trong tháng 9 và tháng 10/2017.
Thanh Chi – Hoài Văn
Các tin khác
Thông tin từ Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) ngày 1/8 cho biết, ngay trong đợt 1 đã có tới 170 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu; nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 234 đơn vị (chiếm 73% số đơn vị tuyển sinh). Như vậy, vẫn còn một số trường đại học, học viện phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Tăng lương hưu, trợ cấp cho nhiều đối tượng; tăng mức phạt vi phạm giao thông; nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi; bắt buộc công bố lương của giám đốc công ty; ngành điện được quyền tăng giảm giá điện…là những chính sách, quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2017.
Từ hôm nay (1/8), việc liên thông kết quả xét nghiệm y tế chính thức bắt đầu tại 38 bệnh viện tuyến Trung ương.