Trường THPT Văn Chấn: Đổi mới phương pháp dạy và học

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/10/2017 | 1:48:48 PM

YBĐT - Với phương châm "lấy học sinh làm trung tâm”, các giáo viên Trường THPT Văn Chấn luôn hướng tới sự thân thiện, gần gũi, tận dụng tối đa thiết bị dạy học, từng bước hạn chế và tiến tới bỏ dần lối dạy đọc - chép. Thay vào đó là tăng các tiết dạy học theo nhóm, thảo luận để phát huy tính chủ động của học sinh.

Một giờ học Tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy của học sinh Trường THPT Văn Chấn.
Một giờ học Tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy của học sinh Trường THPT Văn Chấn.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Trường THPT Văn Chấn đã tạo nhiều chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT. Đồng thời, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện chương trình đổi mới, những năm qua, Trường THPT Văn Chấn đã triển khai nhiều phương pháp, trong đó đặc biệt chú trọng tới đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng đơn giản, hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu giáo dục. Nhà trường tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
 
Đồng thời, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó, đem lại hiệu quả thiết thực. Kết quả được minh chứng, tổng kết năm học 2016 - 2017, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn đều tăng cao; 98,8% học sinh có hạnh kiểm tốt, khá; gần 50% học sinh có học lực khá, giỏi; số học sinh học lực trung bình, yếu dưới 10%.
 
Năm học vừa qua, nhà trường có 14 học sinh đoạt giải học sinh giỏi, trong đó có 13 giải cấp tỉnh và 1 giải Khuyến khích quốc gia Cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn". Có 19 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 1 giáo viên đoạt giải Ba cấp tỉnh và 1 giải Khuyến khích cấp quốc gia Cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp".
 
Thành công này là sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Thầy giáo Hà Phúc Thuận - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Để thực hiện đổi mới có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế, trước tiên, nhà trường tiến hành phân cấp quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả. Sau đó, phân chia lớp theo trình độ học sinh để phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp và đặt ra những mục tiêu cụ thể. Ở những lớp đại trà, mục tiêu hàng đầu là tốt nghiệp THPT và hướng vào các trường cao đẳng hoặc trung cấp nghề. Ở những lớp chất lượng cao, mục tiêu đặt ra là đào tạo học sinh giỏi và hướng tới các trường đại học".
 
Với phương châm "lấy học sinh làm trung tâm”, các giáo viên luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới sự thân thiện, gần gũi, tận dụng tối đa thiết bị dạy học, từng bước hạn chế và tiến tới bỏ dần lối dạy đọc - chép. Thay vào đó là tăng các tiết dạy học theo nhóm, thảo luận để phát huy tính chủ động của học sinh.
 
Nổi bật là phương pháp dạy học môn Tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy (sáng kiến cấp tỉnh năm học 2016 - 2017) của cô giáo Phùng Thị Mai Hương - Phó Tổ trưởng Tổ chuyên môn Ngữ văn - Tiếng Anh.
 
Với sơ đồ tư duy (SĐTD), một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ ngữ pháp hay từ vựng được tổ chức chặt chẽ, đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ. Mỗi tiết học, cô Hương trực tiếp giảng dạy bằng SĐTD và hướng dẫn học sinh vẽ SĐTD bằng hình ảnh, màu sắc và các dấu hiệu dễ học cho riêng mình.
 
Cô chia sẻ: "Sử dụng SĐTD giúp các tiết học của tôi trở nên sôi nổi, không còn nặng nề, các em luôn hào hứng. Bên cạnh đó, tôi thường tổ chức các trò chơi như đối mặt, đường lên đỉnh Olympia bằng tiếng Anh. Hay chia lớp học thành các tổ và giao chủ đề cho em tìm hiểu, thi đua. Đặc biệt, để học sinh có vốn từ vựng, tôi khuyến khích các em viết nhật kí bằng tiếng Anh. Dần dần, vốn từ vựng và ngữ pháp của các em nâng cao rõ rệt".
 
Em Phan Thị Hồng Nhung - học sinh lớp 10A1 cho biết: "Học bài bằng SĐTD như cô Hương hướng dẫn rất dễ nhớ vì ngắn gọn, bao hàm nhiều kiến thức. Bây giờ, sau mỗi bài học ở nhà, không chỉ với môn Tiếng Anh mà các bộ môn khác em cũng đều dành 15 - 20 phút để hệ thống lại kiến thức bằng SĐTD”.

Tin rằng, từ kết quả đã đạt được cùng đội ngũ giáo viên có chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề và sự đổi mới trong giảng dạy, thầy và trò Trường THPT Văn Chấn sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.

Lê Thương

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra thiệt hại do mưa lũ tại xã Hát Lừu

YBĐT - Sau thiệt hại nặng nề về người và tài sản trong trận mưa lũ lịch sử ngày 11/10, huyện Trạm Tấu đang gồng mình để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hiện, Trạm Tấu vẫn đang bị cô lập do con đường độc đạo từ thị xã Nghĩa Lộ lên huyện sạt taluy hàng trăm điểm, chưa thể thông đường; mất điện và không mạng Internet.

Các lực lượng quân đội, công an cùng người dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

YBĐT - Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 10 giờ ngày 12/10 đã có 18 người chết và mất tích, 7 người bị thương, 1.225 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập đổ và hư hỏng do mưa lũ.

Nước sông Thao tại Yên Bái hiện ở mức báo động 3 và đang xuống chậm. (Ảnh: Thanh Chi)

Vào lúc 10h hôm nay (12/10),  mực nước trên sông Thao tại Yên Bái là 32,00m (mức báo động 3). Trước đó, vào lúc 00h ngày 12/10, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái đạt đỉnh 32,39m (trên báo động 3: 0,39m). Hiện nước sông đang xuống chậm.

Lực lượng cứu hộ đưa xác nạn nhân về bàn giao cho gia đình và tổ chức hậu sự.

YBĐT - Vào lúc 9 giờ 30 sáng nay, lực lượng cứu hộ, cứu nạn huyện Văn Chấn tiếp tục tìm thấy xác nạn nhân thứ 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục