Nghĩa Lộ phòng bệnh cho đàn vật nuôi sau lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/11/2017 | 6:48:34 AM

YBĐT - Trận mưa lũ lịch sử vừa xảy ra tại thị xã Nghĩa Lộ đã làm thiệt hại nặng nề không chỉ về đời sống, sản xuất mà còn cả về chăn nuôi. 

Cán bộ phường Pú Trạng trao đổi với gia đình bà Hà Thị Lọ, Bản Noỏng về công tác vệ sinh chuồng trại khu vực chăn nuôi.
Cán bộ phường Pú Trạng trao đổi với gia đình bà Hà Thị Lọ, Bản Noỏng về công tác vệ sinh chuồng trại khu vực chăn nuôi.

Pú Trạng là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất về chăn nuôi trong đợt lũ vừa qua. Theo báo cáo, đợt mưa lũ đã làm trên 4.800 con gia súc, gia cầm của phường bị chết và lũ cuốn trôi. 

Ông Nguyễn Công Cường - Phó Chủ tịch UBND phường Pú Trạng cho biết: "Ngay sau khi nước rút, địa phương đã chỉ đạo cán bộ thú y viên cơ sở phối hợp với Trạm Thú y thị xã Nghĩa Lộ hướng dẫn nhân dân vệ sinh chuồng trại và phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi, nhất là những vật nuôi vừa bị ảnh hưởng của mưa lũ cần phải tiêm phòng ngay, đảm bảo cho đàn vật nuôi phát triển ổn định”.
 
Gia đình chị Hà Thị Lọ, tổ Bản Noỏng được đánh giá là hộ chăn nuôi có quy mô lớn nhất bản với 15 con lợn nái, hơn 100 con lợn giống, lợn thịt và gần 300 con gia cầm các loại. Trận mưa lũ vừa qua, số lợn, gia cầm của gia đình chị bị cuốn trôi và chết gần hết, còn lại vài con lợn nái và lợn thịt sơ tán được thì cũng có tình trạng bỏ ăn và có dấu hiệu bị bệnh.Được sự hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở, gia đình chị đã chủ động vệ sinh khu vực chuồng trại và tiêm phòng cho đàn vật nuôi. 

Gia đình bà Hoàng Thị Én cùng ở tổ Bản Noỏng cũng vậy, với hơn 20 con lợn thịt và trên 200 con gia cầm các loại vừa mới được gia đình bà tập trung tái đàn để chuẩn bị bán vào dịp cuối năm nay thì lũ về cũng làm hơn nửa số gia cầm bị chết và cuốn trôi.
 
Để chủ động phòng bệnh cho số vật nuôi còn lại, gia đình bà đã chủ động các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Trạm Thú y thị xã. Bà Én cho biết: "Sau khi nước rút, gia đình tôi đã tập trung dọn dẹp hệ thống chuồng trại và nhờ cán bộ thú y phường đến tiêm phòng các bệnh như tiêu chảy, tụ huyết trùng và dịch cúm cho đàn vật nuôi, nhất quyết không để dịch bệnh phát sinh ảnh hưởng đến chăn nuôi của gia đình cũng như các hộ dân trong bản”.

Nghĩa Lợi cũng là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề về chăn nuôi trong trận lũ vừa qua với gần 2.500 con gia súc, gia cầm bị chết và lũ cuốn trôi, tập trung nhiều nhất ở thôn Phán Hạ, Bản Xa, bản Xà Rèn và bản Sang Đốm.
 
Ông Lường Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: "Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gia súc, gia cầm gây ra sau lũ, căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thị xã Nghĩa Lộ, xã đã chỉ đạo cán bộ thú y viên cơ sở phối hợp với Trạm Thú y thị xã tiến hành phun tiêu độc khử trùng tất cả các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng ngõ xóm tại tất cả các thôn, bản. Đồng thời, vận động nhân dân dọn dẹp sạch sẽ và rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, thường xuyên kiểm tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi, nếu có biểu hiện của bệnh phải báo ngay với xã để có biện pháp tiêm phòng, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến các hộ lân cận và toàn xã”.

Theo báo cáo của UBND thị xã Nghĩa Lộ, trận mưa lũ vừa qua đã làm trên 8.000 con gia súc, gia cầm của địa phương bị chết và bị lũ cuốn trôi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất và chăn nuôi của người dân. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sau lũ, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng Kế hoạch số 159/KH-UBND, ngày 16/10/2017 về việc triển khai kế hoạch phun tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm sau lũ năm 2017.
 
Theo đó, thị xã đã chỉ đạo Trạm Thú y thị xã chuẩn bị 180 lít thuốc sát trùng do Chi cục Thú y cấp tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại 7/7 xã, phường, đồng thời cử cán bộ phụ trách cụm xã, phường để đôn đốc tiêm phòng, phun tiêu độc đảm bảo chất lượng, số lượng đạt tiến độ. Bên cạnh đó, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường thành lập ban chỉ đạo phun tiêu độc khử trùng để chỉ đạo các hộ dân phối hợp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
 
Cùng với đó, thị xã cũng chỉ đạo các địa phương vận động nhân dân tập trung làm vệ sinh quanh chuồng nuôi, thu gom các loại rác thải sau lũ, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu nuôi nhốt vật nuôi và vùng phụ cận 2 ngày 1 lần để đảm bảo đàn vật nuôi được bảo vệ an toàn.

Thanh Tân

Các tin khác
Cán bộ BHXH tỉnh Yên Bái thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch năm 2017.

YBĐT - Đến ngày 30/9/2017 Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong những tháng cuối năm rất cấp bách đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực phấn đấu và có những giải pháp hữu hiệu để hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2017.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài báo cáo về diễn biến của áp thấp nhiệt đới ngoài Biển Đông và bão số 12.

Trong cuộc họp ứng phó với bão và mưa lũ sáng 2/11, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài đã chỉ đạo các địa phương chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành cơn bão số 12 thực hiện nghiêm Công điện số 1659 ngày 1/11 của Thủ tướng Chính phủ và các Công điện số 84, 85 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Sơ đồ dự báo hướng đi báo số 12.

Sáng nay 2-11 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 12 và có tên quốc tế là Damrey. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.

Nhà báo Tô Anh Hải - Phóng viên Tổ cơ động tác nghiệp tại hiện trường cơn lũ lịch sử xã Hát Lừu, Trạm Tấu (tháng 10 /2017).
(Ảnh: Quyết Thắng)

YBĐT - Ngày 30/11/2016, Tổng Biên tập Báo Yên Bái, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn ký Quyết định số 115 về việc thành lập Tổ phóng viên Cơ động của Báo Yên Bái gồm các nhà báo: Lê Phiên, Anh Hải và Mạnh Cường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục