Tết của người Khơ Mú

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/2/2018 | 8:17:38 AM

YBĐT - Hàng năm, sau khi thu hoạch mùa vụ, bà con người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn lại chuẩn bị để đón tết cổ truyền. Người Khơ Mú đón tết cổ truyền chung với tết Nguyên đán của cả nước. Tết cổ truyền là ngày hội lớn nhất trong năm của người Khơ Mú. Dịp tết, người Khơ Mú tổ chức nhiều hoạt động mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

Lễ hội Lồng Tồng của người Khơ Mú và người Thái, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn.
Lễ hội Lồng Tồng của người Khơ Mú và người Thái, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn.

Do xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng lên nên hiện nay, tết cổ truyền của người Khơ Mú cũng đã có nhiều đổi mới nhưng một số phong tục và lễ vật thờ cúng, ẩm thực truyền thống vẫn được duy trì.
 
Trong đó, ma gựp tức bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày tết của người Khơ Mú. Bánh làm từ gạo nếp, thịt lợn và đỗ, gói vào lá dong buộc bốn lạt với ý nghĩa thể hiện tinh thần đoàn kết và sự hòa hợp với thiên nhiên. Trước ngày 25 tháng Chạp, bà con đã vào rừng chọn những tàu lá dong to, đẹp, những đoạn nứa bánh tẻ dẻo về chẻ lạt, bảo đảm ngày tết sẽ có những chiếc bánh vừa đẹp vừa thơm ngon đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên và các vị thần.
 
Tiếp theo là công tác tổng vệ sinh, mọi người ở cùng xóm, khu dân cư tập trung dọn dẹp đường làng, ngõ xóm; các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa với quan niệm quét hết tất cả những vận hạn, bệnh tật, xui xẻo để mở đầu cho một năm mới tốt lành.
 
Ngày 30 tết, người trụ cột trong gia đình sẽ dọn dẹp lại ban thờ và mổ lợn làm cỗ. Ngoài lợn ra, nhà nào cũng phải mổ 1 con gà trống tơ vừa trưởng thành với màu lông đỏ mượt mà để cúng tổ tiên. Mâm cỗ cúng tổ tiên ngày 30 tết được chuẩn bị rất cầu kỳ với đầy đủ các món ăn truyền thống và trên bàn thờ không thể thiếu 2 cây mía to với mong muốn năm mới cây lúa, cây ngô tươi tốt như cây mía.
 
Khi chuẩn bị xong, người chủ nhà sẽ khấn và báo cáo kết quả lao động, sản xuất một năm qua với tổ tiên, tạ ơn tổ tiên, thần núi, thần rừng, thần thổ địa, thần sông suối... và mời các vị về nhận lễ vật, phù hộ cho gia đình năm mới mạnh khỏe, vạn sự như ý.

Từ ngày mùng 1 đến 3 tết, bà con trên khắp các bản làng, anh, em, họ hàng mời nhau đến nhà cùng ăn cơm, uống rượu, chúc tụng nhau. Đi đôi với đó, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao cũng được bà con quan tâm lưu giữ. Những ngày tết, tại các bãi đất trống, mọi người từ già trẻ, gái trai sẽ kéo nhau về tụ tập để sinh hoạt cộng đồng. Tại đây, các trò chơi dân gian diễn ra rất sôi động trong tiếng cồng chiêng, tiếng trống, tiếng hò reo của hội làng. Quả còn, tiếng hát, điệu múa cũng là cơ duyên để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, ướm lời nhau và đã có nhiều đôi nên vợ, nên chồng.

Những phong tục trong ngày tết của người Khơ Mú không chỉ thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với tổ tiên, ước mơ về một cuộc sống đủ đầy mà còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa cho thế hệ sau.

A.M

Các tin khác

YBĐT - Dịp tết, nhà nào cũng mua hoặc được biếu, tặng quá nhiều thực phẩm, rượu bia, thịt gà, lợn, trâu, bò, cá... cả loại sống, mới qua sơ chế hoặc đã chế biến như giò, chả, nem; tiếp đến là các loại bánh như: bánh chưng, bánh ngọt, rồi kẹo, mứt... Tủ lạnh của các gia đình đang có xu thế lớn dần, có loại còn chuyển được chế độ ngăn đông thành ngăn mát để chứa thực phẩm...

Nghề đan rọ tôm mang lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Đồng Tâm.

YBĐT - Trong tiết xuân đang về tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường quê hương, tôi có dịp về thăm Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình để cảm nhận sức xuân qua các sản phẩm đậm nét hồn quê được làm nên từ đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của những người dân đã bao đời gắn bó với mảnh đất vùng Đông hồ Thác Bà...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh dự bữa cơm vui “Tết sum vầy” cùng công nhân lao động Yên Bái.
(Ảnh: Thu Hiền)

YBĐT - "Tết sum vầy” là hoạt động có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc nhằm động viên CNVCLĐ sau một năm lao động. Đồng thời hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn có được cái tết đầm ấm, sum họp.

Đèn trang trí nghệ thuật được lắp đặt tại khu trung tâm tỉnh.

YBĐT - Bến xe, nhà ga đâu đâu cũng chung một không khí hối hả của những ngày cuối năm. Các khu chợ trở nên đông đúc hơn với hàng hóa tết phong phú đủ loại. Người người, nhà nhà dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, sắm sửa đón một năm mới đầy niềm vui, hạnh phúc.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục