Loại bỏ biểu hiện mê tín, dị đoan: Nghiêm quản lý, minh pháp lý

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/3/2018 | 8:41:50 AM

Việc sớm loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trên là cần thiết nhằm bảo đảm tình hình an ninh trật tự và đời sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã góp phần đẩy lùi những biểu hiện mê tín, dị đoan trong lễ hội trên địa bàn Hà Nội.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã góp phần đẩy lùi những biểu hiện mê tín, dị đoan trong lễ hội trên địa bàn Hà Nội.

Để làm được điều đó đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp xảy ra.

"Đất sống” của mê tín, dị đoan

Câu chuyện rắn nước nằm trên ngôi mộ vô danh ở Ba Đồn (Quảng Bình) những ngày qua sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có một số người phao tin là "rắn thần xuất hiện” rồi kéo điện, dựng rạp, thu hút dân chúng quanh vùng tới thắp hương, cầu khấn. 

Màu sắc mê tín dị đoan tiếp tục nặng nề hơn khi sau đó, tại khu vực này xuất hiện nhiều người vật vã "lên đồng” và bị đồn thổi là do "người âm” nhập. Hàng trăm người chen lấn, mong chạm vào "rắn thần” để được phù hộ. 

Khi chính quyền địa phương cho giải tán đám đông, phóng thích rắn về môi trường sống quen thuộc thì hương hoa, đồ mã tại khu vực này đã chất thành đống và số tiền ủng hộ để xây điện thờ rắn lên tới hàng trăm triệu đồng.

Trước đó, tại Đô Lương (Nghệ An) cũng có câu chuyện bi hài không kém. Người dân thấy dưới mương xuất hiện một con cá chép lớn, bắt hụt mấy lần không được nên kháo nhau đây là loài cá linh thiêng, không thể phạm vào. 

Câu chuyện phi lý đến thế nhưng vẫn được lan truyền rộng rãi tới mức ngày càng có nhiều người kéo đến cúng tế, dẫn đến tranh chấp, đánh chửi nhau, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. 

Chỉ đến lúc một người dân trong xã quyết định dùng lưới vây bắt được con cá nặng hơn 3kg về nhà, thì đám đông mới chịu giải tán. 

Những câu chuyện kể trên là ví dụ điển hình cho tình trạng mất kiểm soát về niềm tin tín ngưỡng dẫn đến mê muội, cuồng tín ở một bộ phận người dân. 

Đó là chưa kể không ít câu chuyện tương tự gây tâm lý hoang mang, bất ổn cũng như ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự, như chuyện xin lộc đá ở Quảng Nam, uống nước chứa lươn vàng ở Long An, bôi dầu lên tượng hổ ở Hà Tĩnh. Rồi là nạn dâng cúng vàng mã tràn lan; tranh cướp lộc tại đình, đền, phủ...

Về những hiện tượng trên, theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, trình độ dân trí thấp, nhận thức lệch lạc, thiếu thông tin khoa học, sự tác oai tác quái của những kẻ "buôn thần, bán thánh" đã tạo "đất sống" cho tệ mê tín, dị đoan. 

Nếu như người dân không cả tin, đủ tỉnh táo để phản biện thì họ sẽ không bỏ công sức, thời gian, tiền của vào những chuyện vô căn cứ như vậy.

Đồng tình với nhận xét này, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Giáo sư Hoàng Chương nêu: Nhìn từ hiện tượng dâng cúng vàng mã tràn lan diễn ra thời gian qua, đủ thấy sự mê muội tác động tới nhận thức của người dân đến mức nào, cũng như ngành sản xuất phục vụ "người âm” đã tiếp sức, cổ súy khiến tình trạng "tả thực" một phong tục mang nhiều tính ước lệ bị đẩy xa đến thế. Đốt vàng mã vô tội vạ không chỉ là biểu hiện của sự lệch lạc về văn hóa, mà còn gây lãng phí tiền của, làm ô nhiễm môi trường. 

Mưa dầm thấm lâu


Việc đốt vàng mã gây lãng phí tiền của và ô nhiễm môi trường. 

Bên cạnh những lý do nêu trên, theo nhiều chuyên gia, tệ mê tín dị đoan có cơ hội nảy mầm, lan rộng còn do nguyên nhân từ sự chậm trễ, lúng túng, thậm chí buông lỏng trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa ở địa phương. 

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng: Câu chuyện "rắn thần, cá thiêng” thực chất không khó xử lý, chỉ cần một động tác đơn giản là có thể xóa những đồn thổi, suy diễn vô căn cứ, trả lại môi trường sống bình an cho cộng đồng. 

Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại để tình trạng này tồn tại dài ngày mà không kịp thời chấn chỉnh, không có cách giải thích hợp lý khiến sự việc bị đẩy quá xa, gây tâm lý hoang mang cho người dân và làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự ở cơ sở. 

Để đẩy lùi tệ nạn mê tín, dị đoan, theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, việc cần làm là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức, "nói không” với hủ tục. Khi sự việc xảy ra, cần có cách xử lý kịp thời, không để phát sinh hệ lụy. 

Điều này phụ thuộc nhiều vào tinh thần chủ động, ý thức trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Chúng ta đã có Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo”, trong đó có điều khoản "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. 

Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin về cá nhân bị xử phạt vì đốt vàng mã vô tội vạ. Quy định xử phạt chưa cụ thể, khó áp dụng - như dư luận đã lên tiếng rằng "hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định” nên hiểu như thế nào - là một nhẽ; vấn đề còn là sự thiếu quyết liệt của cơ quan quản lý đối với những hành vi này.

Những sự việc vừa qua cho thấy, đã đến lúc cần bổ sung chế tài chặt chẽ, cụ thể để xử lý hành vi sai trái khi thực hành nghi thức tâm linh và xem xét trách nhiệm những người đã để nạn mê tín, dị đoan lan rộng, gây dư luận xấu. 

Giáo sư Hoàng Chương khẳng định: Giáo dục, tuyên truyền, vận động người dân không đốt vàng mã là việc làm cần có thời gian, được tiến hành từng bước nhưng phải quán triệt tinh thần không khoan nhượng. 

Cùng với đó, có thể đánh thuế cao đối với ngành sản xuất, buôn bán vàng mã để hạn chế mô hình kinh doanh này lan rộng. Cần có kế hoạch đầu tư thích đáng cho công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tăng cường tuyên truyền để lấp đầy khoảng trống hiểu biết văn hóa tâm linh, giúp người dân có nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tín ngưỡng, có tư duy phản biện trước những hiện tượng phóng đại các yếu tố tâm linh, góp phần hạn chế tình trạng hùa theo đám đông, cổ súy cho hành vi gieo rắc mê tín dị đoan. 

Việc thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp trên sẽ góp phần đẩy lùi những biểu hiện của mê tín, dị đoan ra khỏi đời sống văn hóa lành mạnh của cộng đồng.
(Theo HNMO)

Các tin khác
Xuân Trường (phải) xứng danh thủ lĩnh HAGL.

Bị Becamex Bình Dương cầm hòa ở trận đầu ra quân, nhưng  huấn luyện viên (HLV) trưởng Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Dương Minh Ninh cho biết mình vẫn hài lòng về cách chơi của đội và đặc biệt ngợi khen Xuân Trường, Tuấn Anh.

Ngày 9/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố chính thức Quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia đã được sửa đổi, bổ sung một số điều. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2018.

Tình trạng nợ BHXH vẫn gia tăng và phức tạp.

Trước tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng gia tăng, BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 34/QĐ-BHXH về kế hoạch thanh tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành và kiểm tra năm 2018. Theo đó, BHXH Việt Nam sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành quy mô, trải dài trong cả năm.

YBĐT - Ngày 9/3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh (PC66) đã tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy năm 2018 cho cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Unico Global YB.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục