Số người chết do thiên tai đã lên tới 27 người

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/7/2018 | 2:40:39 PM

Theo báo cáo nhanh ngày 24/7 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 7h00 ngày 24/7, số người chết do thiên tai đã lên tới 27 người; trong đó Yên Bái là địa phương thiệt hại về người lớn nhất, với 13 người. Hiện vẫn còn 7 người mất tích.

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản
(Ảnh chỉ có tính minh họa)
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản (Ảnh chỉ có tính minh họa)

Cụ thể: 27 người chết, tăng 05 người so với báo cáo ngày 22/7, do đã tìm được thi thể của 05 người mất tích (Yên Bái: 13 người, Sơn La: 06 người, Lào Cai: 01 người, Phú Thọ: 03 người, Hòa Bình: 01 người, Thanh Hóa: 03 người); 7 người bị mất tích (Yên Bái: 04 người, Phú Thọ: 01 người, Thanh Hóa: 02 người); 26 người bị thương (Yên Bái: 18 người, Sơn La: 01 người, Phú Thọ: 03 người, Thanh Hóa: 03 người, Nghệ An: 01 người).

Thiệt hại về tài sản và sản xuất cũng tiếp tục tăng. Cụ thể, đã có tới 243 nhà bị sập (Sơn La: 17 nhà, Yên Bái: 166 nhà, Phú Thọ: 20 nhà, Hòa Bình: 03 nhà; Quảng Ninh: 02 nhà, Thanh Hóa: 10 nhà, Nghệ An: 24 nhà, Hà Tĩnh: 01 nhà); 6.949 nhà bị ngập (Sơn La: 209 nhà, Lào Cai: 55 nhà, Phú Thọ: 5.171 nhà,  Hòa Bình: 114 nhà; Quảng Ninh: 185 nhà, Thanh Hóa: 1.055 nhà, Nghệ An: 160 nhà); 5.191 nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp  (Sơn La: 202 nhà, Yên Bái: 984 nhà, Lào Cai: 04 nhà, Phú Thọ: 3.483 nhà, Hòa Bình: 207 nhà, Quảng Ninh: 232 nhà, Nghệ An: 79 nhà); 6.500 con gia súc bị chết, cuốn trôi (Sơn La: 36 con, Yên Bái: 256 con, Lào Cai: 01 con, Phú Thọ: 6.096 con, Hòa Bình: 18 con, Thanh Hóa: 46 con, Nghệ An: 47 con); 114.889 con gia cầm bị chết, cuốn trôi (Sơn La: 310 con, Yên Bái: 3.615 con, Lào Cai: 191 con, Phú Thọ: 94.442 con, Thanh Hóa: 9.304 con, Nghệ An: 7.027 con); diện tích thủy sản bị ảnh hưởng: 6.208 ha 6.208 ha (Sơn La: 12 ha, Yên Bái: 355 ha, Lào Cai: 12 ha, Phú Thọ: 863 ha, Hòa Bình: 6 ha, Thanh Hóa: 1.669 ha; Nghệ An: 3.291 ha).

Tình hình ngập úng lúa, hoa màu, theo số liệu từ Cục Trồng trọt và địa phương tính đến 19h00 ngày 23/7/2018, tình hình ngập úng lúa và hoa màu cụ thể như sau: Khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng có diện tích ngập úng là 42.606 ha lúa (Hà Nội: 700 ha, Hải Phòng: 4.419 ha, Hải Dương: 6.815 ha, Hà Nam: 430 ha, Nam Định: 22.152 ha, Thái Bình: 2.500 ha, Ninh Bình: 5.290 ha, Quảng Ninh: 300 ha); 2.294 ha ngô và hoa màu (Hải Phòng: 691 ha, Hải Dương: 1.603 ha); khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ có diện tích ngập úng là: 33.660 ha lúa (Thanh Hóa: 13.357 ha, Nghệ An: 13.135 ha, Hà Tĩnh: 7.167 ha); 11.555 ha ngô và hoa màu (Thanh Hóa: 3.266 ha, Nghệ An: 4.632 ha, Hà Tĩnh: 3.657 ha); khu vực miền núi phía Bắc có diện tích ngập úng là: 4.787 ha lúa (Lào Cai: 342 ha, Yên Bái: 800 ha, Phú Thọ 1.706 ha, Hòa Bình: 1.940 ha); 1.545 ha hoa màu (Lào Cai: 30 ha, Yên Bái: 300 ha, Phú Thọ 785 ha, Hòa Bình: 430 ha).

Về giao thông, theo báo cáo ngày 23/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh tính đến 16h00 ngày 23/7/2018, còn một số điểm vẫn còn ách tắc như: Thanh Hóa: Quốc lộ 217B bị ngập sâu 0,5m bị tắc đường cục bộ, quốc lộ 16 còn 09 điểm sạt lở gây tắc đường; Nghệ An: Quốc lộ QL48E vị trí Km92+850 bị ngập 0,3m, quốc lộ 15 vị trí Km239+600 bị ngập 0,4m, quốc lộ 16 còn 2 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông, hiện nay các vị trí đã thông xe một vệt; Yên Bái: Quốc lộ 37 tại Km324+200 bị sạt lở đường gây ách tắc giao thông, dự kiến ngày 24/7 sẽ thông xe tạm thời. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ  khác đã cơ bản thông xe.

Về tình hình đê điều, tổng hợp từ các địa phương, hệ thống đê điều đã xảy ra 45 sự cố (tăng 06 sự cố so với báo cáo số 268/BC-QLĐĐ ngày 23/7/2018 do phát sinh tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng yên và Ninh Bình). Cụ thể, Ninh Bình: xuất hiện 04 sự cố (vỡ đê bao Hoa Tiên, đê bao sông Bôi đoạn qua xã Gia Hưng, với chiều dài 150m; thẩm lậu đê hữu Đáy tại K5+300 (nước rò trong); sụt lún bể xả, nền nhà máy trạm bơm Kiến Phong, xã Gia Tường và trạm bơm Lạc Sơn, xã Lạc Vân thuộc tuyến đê Đức Long; thẩm lậu mái đê với chiều dài 300m và rò mang cống thuộc tuyến đê bao Bốn Hốt, xã Lạc Vân. 

Hiện địa phương đã lập phương án xử lý sự cố giờ đầu và đang triển khai xử lý đoạn đê bao bị vỡ); Hưng Yên: xuất hiện 01 sự cố (tại khu vực trạm bơm Liên Nghĩa xuất hiện hai vị trí rò nước tại chân mái đê hạ lưu và khu vực tiếp giáp bể xả của cống xả qua đê tại K83+842 đê tả Hồng. Hiện nay, Ban chỉ huy PCTT và TKCN Tỉnh đã dừng vận hành trạm bơm. 

Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã kiểm tra thực tế và có văn bản số 849/PCTT-QLĐĐ ngày 23/7/2018 đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án bảo vệ đảm bảo an toàn đê điều phù hợp với các tình huống có thể xảy ra); Hà Nội: xuất hiện sự cố sạt mái đê và mất ổn định tường chắn đất tại dốc lên đê hạ lưu đê tả Hồng, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm. Hiện địa phương đang tiếp tục theo dõi. Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã kiểm tra thực tế và có văn bản số 850/PCTT-QLĐĐ ngày 23/7/2018 đề nghị UBND thành phố Hà Nội khẩn trương xử lý đảm bảo an toàn chống lũ cho hệ thống đê điều và hoàn thành xong trước ngày 25/7/2018, phê duyệt và triển khai phương án bảo vệ đảm bảo an toàn đê điều phù hợp với các tình huống có thể xảy ra.

Các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An không phát sinh thêm sự cố mới về đê điều; địa phương đã lập phương án xử lý sự cố giờ đầu và tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ đê điều theo quy định. Riêng tại tỉnh Phú Thọ, nước sông Bứa đang rút nhanh, nhân dân đã bắt đầu trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

Để khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với thiên tai, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tập trung công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, bố trí nơi ở cho các hộ dân bị mất nhà cửa. Cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo không để người dân bị đói, rét, xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống cho nhân dân.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến mưa, lũ, sạt lở đất để chủ động các phương án ứng phó; kiểm soát chặt chẽ việc giao thông qua khu vực ngầm tràn, đò ngang, đò dọc, đường còn bị ngập sâu. Thực hiện các nội dung tại Thông báo số 357/TWPCTT-VP ngày 23/7/2018 về việc ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Bắc Bộ.

Tiếp tục tăng cường bơm tiêu úng để hạn chế thiệt hại diện tích lúa, hoa màu, sẵn sàng kế hoạch phục hồi, tổ chức lại sản xuất phù hợp đối với diện tích bị mất trắng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho các trạm bơm tiêu úng.

Kiểm tra, rà soát và triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa nhỏ xung yếu, đã tích đầy nước. Khẩn trương khắc phục sự cố đê điều, trạm bơm tiêu.

Tiếp tục duy trì thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về công tác chỉ đạo, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, diễn biến mưa lũ để các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi có tình huống xảy ra. Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả khôi phục sản xuất, ổn định đời sống người dân vùng thiên tai.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
 
(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Kết quả chấm thẩm định ở Hòa Bình cho thấy, 100% bài thi đã chấm thẩm định trùng khớp với kết quả chấm thi, không thay đổi điểm so với kết quả công bố ngày 11/7.

Người dân khu dân cư Đồng Phú thực hiện tốt việc phân loại rác thải của gia đình.

YBĐT - Qua 2 năm thực hiện mô hình điểm "Khu dân cư (KDC) tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” KDC Đồng Phú, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái đã phát huy hiệu quả tích cực, ý thức người dân được nâng lên, môi trường sống KDC luôn xanh - sạch - đẹp.

YBĐT - Từ đầu năm 2018 đến nay, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều kế hoạch, biện pháp tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn diễn ra trên địa bàn. 

Nạn nhân Ngân Thị Thủy được tìm thấy cách vị trí nhà ở bị lũ cuốn trôi khoảng 60m.

YBĐT - Vào khoảng 10 giờ sáng  nay-  24/7, các lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong số 3 người bị chết và mất tích do lũ cuốn ở bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục